Người đó, bị bao quanh bởi lười biếng, nhìn vào mọi thứ qua lười
biếng của mình. Lười biếng của người đó trở thành cách diễn giải
của người đó về mọi sự.
Nếu bạn buồn ngủ, bạn sẽ nhìn cuộc sống với đôi mắt buồn ngủ,
một cách tự nhiên thôi.
Và nếu bạn bỏ lỡ cuộc sống, điều đó là tự nhiên - bởi vì cuộc sống
là có thể chỉ nếu mắt bạn đầy sống động, nếu mắt bạn toả sáng với
cuộc sống. Nếu bạn nhìn cuộc sống bằng con mắt sống động, có
gặp gỡ, có giao cảm.
Chúng ta sống bị bao quanh bởi những đám mây ham muốn. Thế thì
những ham muốn đó trở thành cách diễn giải của chúng ta. Thế thì
chúng ta cứ nghĩ theo những ham muốn đó.
Chuyện xảy ra:
Đương đơn xin việc liên quan tới đập nước phải qua một kì thi viết,
câu hỏi thứ nhất trong đó là: Thuỷ điện nghĩa là gì?
Mulla Nasruddin, một trong các đương đơn cho việc này, nhìn vào
câu hỏi này, rồi viết ngược lại nó: Điều đó nghĩa là tôi không kiếm
được việc này.
Người lười này lo nghĩ về hạt ngũ cốc - liệu nó đã được bóc vỏ hay
là chưa. Người đó sẵn sàng chết, nhưng nếu người đó phải bóc vỏ
ngũ cốc, thế thì đó là cố gắng quá nhiều.
Bất kì nghĩa gì chúng ta gán cho cuộc sống, chúng ta đều gán nó
cho cuộc sống. Và Phật đang nói nếu bạn muốn biết ý nghĩa thực
của cuộc sống, thế thì bạn phải vứt bỏ việc gán mọi nghĩa cho nó.
Thế thì đạo tự hiển lộ chính nó. Thế thì cuộc sống mở ra cánh cửa
bí ẩn của nó. Bạn dừng việc gán nghĩa cho nó - ham muốn của bạn
là gán nghĩa cho nó; họ đang định nghĩa cái không thể định nghĩa
được. Và nếu bạn vẫn còn bị che mờ bởi ham muốn của mình, bất
kì cái gì bạn biết cũng đều không là gì ngoài mơ của bạn. Đó là lí do
tại sao chúng ta nói ở Ấn Độ rằng cuộc sống này, cái gọi là cuộc
sống này đã được sống qua ham muốn, là ảo vọng maya, nó là ảo
thuật. Bạn tạo ra nó, bạn là nhà ảo thuật. Nó là ảo vọng maya của
bạn, ảo thuật của bạn.
Chúng ta không sống trong cùng thế giới, nhớ lấy. Chúng ta sống
trong các thế giới tách biệt, bởi vì chúng ta không sống trong cùng