KỶ LUẬT TÍCH CỰC - Trang 158

150

Phương pháp

Kỷ luật tích cực

2. Kỹ năng tập trung vào điểm mạnh của trẻ

Tình huống:

Hùng, 12 tuổi, nhận là đã mắc lỗi ở trường khi giở vở trong giờ kiểm tra, bị đọc tên phê bình trước lớp và em
đã sửa chữa lỗi đó.

Phản ứng mang tính không khích lệ (1) và mang tính khích lệ (2) có thể như sau:

1. Em chẳng bao giờ nghĩ trước khi làm cả! Không biết xấu hổ à?

2. Thầy rất vui khi thấy em đã nhận ra và có trách nhiệm về lỗi

của mình.

Trong cuộc sống, chúng ta thường chú ý, nhấn mạnh nhiều
vào những lỗi lầm dù biết rằng tất cả chúng ta đều có điểm
mạnh và điểm yếu và đều mắc lỗi. Thay vào việc cằn nhằn và
chỉ chú ý đến bắt lỗi (giống như trọng tài trong bóng đá), phụ
huynh và thầy cô có thể tập trung vào những điểm mạnh và
vốn quý của trẻ: Tìm ra những năng lực, những hành vi tích
cực của trẻ. Hãy khích lệ tất cả những điểm mạnh và vốn quý
của trẻ để giúp trẻ trở thành người có trách nhiệm: Giúp đỡ
cha mẹ ở nhà, thầy cô, bạn bè ở trường, quan tâm đến nhu cầu
của người khác,...

3. Kỹ năng tìm điểm tích cực, nhìn nhận tình huống theo

cách khác

Tình huống:

Bình, 16 tuổi, bị rủ tham gia hút thuốc, uống rượu cùng nhóm bạn thân, sau đó gây lộn xộn và bác tổ trưởng
đã phải nhắc nhở.

Phản ứng mang tính không khích lệ (1) và mang tính khích lệ (2) có thể như sau:

1. Bây giờ con đã thấy chưa? Đã sáng mắt ra chưa? Đó chính là lý do tại sao bố mẹ không đồng ý

cho con chơi với mấy cái thằng đó!

2. Bố mẹ nghĩ con đã tự rút được ra điều gì đó khi theo đám đông bạn bè.

4. Kỹ năng tập trung vào những điểm cố gắng, tiến bộ của trẻ

Tình huống:

Hương, 14 tuổi, đã cố gắng để có điểm trung bình học kỳ này tốt hơn nhưng kết quả không được như
mong đợi.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.