152
Phương pháp
Kỷ luật tích cực
Khi đó, đứa trẻ có thể diễn giải phản ứng của cha mẹ:
Mình không làm gì được lúc này. Mình không cần
phải học cách chăm sóc bản thân vì đó là nhiệm vụ của cha mẹ.
Đứa trẻ cảm thấy:
Đau ở tay, còn cảm xúc thì không rõ ràng, không xác định được. Lúc này trẻ cảm thấy
thoả mãn vì mình là trung tâm chú ý, được chăm bẵm, chiều chuộng. Sau đó, khi chỉ có một mình,
không có bố mẹ bên cạnh, trẻ có thể cảm thấy lúng túng, tuyệt vọng, oán giận cha mẹ (không có mặt
để thực hiện trách nhiệm), thủ thế, xấu hổ (bạn khác xoay xở được, coi như không, còn mình thì không
biết làm thế nào, hoảng sợ).
3. Khích lệ, hỗ trợ
Cha mẹ đã từng dạy cho cách làm sạch vết xước và tự dán băng:
Người mẹ nói với giọng bình tĩnh, nhẹ
nhàng, quan tâm: “Mẹ thấy con bị xây xát ở tay. Đau lắm không? Con muốn mẹ giúp rửa vết xước rồi
băng lại hay con muốn con tự làm?” Sau đó bà mẹ ôm vai con.
Khi đó, đứa trẻ có thể diễn giải phản ứng của cha mẹ:
Mẹ yêu quý mình. Nhưng mình biết phải làm gì, làm
thế nào rồi. Mình đủ sức làm được. Mình không chỉ có một mình, nếu cần mẹ sẵn sàng giúp đỡ. Mình
sẽ tự quyết định xem sẽ nhờ mẹ giúp gì hoặc tự mình làm lấy.
Đứa trẻ cảm thấy:
Đau ở tay nhưng cảm thấy tự tin. Cảm thấy được an ủi, chăm sóc, an toàn và đây là
một dịp nữa để mình lớn hơn, trưởng thành hơn, học cách ứng phó tốt hơn.
Như thế, 3 cách ứng xử của cha mẹ tạo ra 3 hiệu quả khác nhau. Cách cuối cùng (khích lệ, hỗ trợ) là cách
có ích nhất cho sự phát triển của trẻ.