KỶ LUẬT TÍCH CỰC - Trang 83

75

Chương 4:

Cách kỷ luật trẻ mang tính tích cực

Nếu người lớn không áp dụng

3 quy tắc trên đây thì việc dùng Hệ quả lôgíc của người lớn sẽ là sự trừng

phạt và không có hiệu quả. Khi đó, trẻ sẽ có 3 dạng phản ứng sau:

1. Oán giận: “Thế là không công bằng. Không thể tin người lớn được”

2. Trả đũa: “Họ được lần này vì họ có quyền, nhưng lần sau mình sẽ...”

3. Trốn tránh hoặc giảm tự tin vào bản thân: “Lần sau mình sẽ không để bị bắt gặp (khi

đang viết bẩn lên bàn) nữa”; “Mình chẳng ra gì, mình chỉ là đứa hậu đậu”

Giống như người lớn, trẻ cũng rất muốn

được lựa chọn

. Chỉ cần có lựa chọn 1 trong 2 phương án cũng

vẫn tốt hơn là không có lựa chọn. “Con muốn đi ngủ lúc 9:00 hay 9:30” tốt hơn rất nhiều so với “Ở nhà này,
trẻ con phải đi ngủ lúc 9:30”.

Đôi khi người lớn cũng nên cho trẻ

biết trước hệ quả

. Trẻ phải hiểu rằng mình được lựa chọn (dù là hạn

chế) và phải chấp nhận hệ quả lựa chọn của mình. Ví dụ: Những lần cha mẹ cho trẻ cùng đi chợ, trẻ thường
đòi hết thứ này đến thứ khác, hay quấy rầy, khóc lóc, đòi mua nhiều quà vặt. Lần sau, trước khi đi cha mẹ có
thể nói:“Mẹ định đi chợ mua thức ăn. Con có thể đi cùng nhưng không được làm nũng, đòi hỏi mua này mua
nọ. Nếu không, con có thể ở nhà, mẹ đi một lúc rồi về?”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.