Các rắc rối của Thomas bắt nguồn từ công án. Một công án, theo truyền
thống của phái Thiền, là một câu đố chữ, thường được trình bày thông qua
một câu chuyện hay một câu hỏi. Mục đích của nó là thách đố lại cách suy
nghĩ logic, do đó buộc bạn phải sử dụng trực giác để diễn giải thực tế. Khi
giải thích các khái niệm này cho tôi, Thomas đưa ra một ví dụ mà anh đã
gặp: "Hãy chỉ cho tôi một cây bất động trong cơn gió lớn."
"Tôi thậm chí còn không biết câu trả lời cho câu hỏi này đại loại như thế nào
nữa,"tôi phản đối.
"Trong một buổi phỏng vấn,"Thomas nói rõ, "anh phải trả lời ngay lập tức,
không suy nghĩ. Nếu ngừng lại, họ sẽ tống anh ra khỏi phòng; cuộc phỏng
vấn kết thúc."
"Vậy thì tôi chắc chắn là bị đá ra ngoài rồi."
"Đây là câu trả lời đã giúptôi vượt qua công án,"anh ấy nói. "Tôi đứng như
một cái cây và vẫy tay một chút như thể đang trong một cơn gí lớn. Đúng
không? Vấn đề ở đây là một khái niệm anh không thế năm bằng lời.
Một trong những rào cản lớn đầu tiên mà các học viên trẻ phải đối mặt tập
Thiền chính là công án Mu: Vượt qua được công án này là vượt cánh cổng
đầu tiên trong "tám cổng"của Thiền Phật Giáo. Nếu chưa đạt được cột mốc
này, bạn vẫn chưa được xem là học viên chính thức của thiền viện. Thomas
có vẻ ngần ngại giải thích về công án này tôi. Tôi đã từng gặp phải vấn đề
này khi làm một cuộc nghiên cứu về phái Thiền: Bởi vì những câu đố
thường đi ngược lại logic, bất kỳ nỗ lực giải thích nào cho người ngoài đều
trở nên tầm thường. Chính vì vậy, tôi không ép Thomas nói chi tiết về vấn
đề này mà đi tra thông tin Google. Đây là một diễn giải mà tôi tìm được:
Một khách hành hương hỏi Đại Thiền sư Châu: "Loài chó có Phật tính
không? "Triệu Châu trả lời, "Mu."
Mu theo tiếng Trung có nghĩa là "không."Theo như lời giải thích mà tôi tìm
được, Triệu Châu không trả lời câu hỏi của khách hành hương mà đẩy lại
cho người hỏi. Sau hàng tháng trời căng thẳng, Thomas mới chật vật vượt