tình trạng bất ổn của chính quyền. Tương tự, Park đã khéo léo đưa Mỹ
và Nhật Bản vào một liên minh đa quốc gia ủng hộ chương trình phát
triển kinh tế và xây dựng quân đội năm 1965 bằng cách bình thường
hóa quan hệ với Nhật Bản và gửi binh lính đến miền Nam Việt Nam.
Tuy nhiên sau Học thuyết Guam
của Richard M. Nixon vào năm
1969, những cố gắng của ông nhằm làm chậm tốc độ, hoặc nhằm đảo
ngược, việc rút quân của Mỹ chỉ làm tổn hại đến lợi ích quốc gia, chế
độ và cá nhân ông khi dẫn đến một cuộc khủng hoảng chính sách
ngoại giao ba hậu quả gồm các vi phạm nhân quyền, “Koreagate” và
sự rút quân của Mỹ. Những kết quả khác biệt này trong chiến lược xây
dựng nhà nước, tạo lập thị trường và giữ gìn an ninh quân sự đã thúc
đẩy chúng tôi đặt Park và những ý đồ của ông vào trung tâm của cuộc
phân tích.
Chế độ chính trị
Xây dựng phương pháp phân loại cho các chế độ chính trị, một
nhiệm vụ trọng tâm trong nghiên cứu khoa học chính trị, ban đầu
trông có vẻ đơn giản. Hàn Quốc dưới thời Park Chung Hee cho thấy
những đặc điểm của loại chính quyền đã từng được Juan J. Linz xác
định là chính quyền chuyên chế: “[một] hệ thống chính trị có sự đa
nguyên chính trị ít ỏi, vô trách nhiệm; không có ý thức hệ đủ tầm vóc
và mang tính định hướng (nhưng lại có những khả năng tư duy đặc
biệt); không có quá trình vận động chính trị sâu và rộng (ngoại trừ [ở]
một số thời điểm trong quá trình phát triển); và trong chế độ đó cá
nhân lãnh đạo (hoặc thỉnh thoảng là một nhóm nhỏ) sẽ sử dụng quyền
lực trong những giới hạn mơ hồ nhưng thực tế là hầu hết có thể lường
trước được.”
Với định nghĩa này thì thời kỳ phát triển của Hàn Quốc đã hội đủ
điều kiện của giai đoạn cầm quyền chuyên chế. Thậm chí trước khi
Park áp dụng bản hiến pháp yushin (tái thiết) của ông vào năm 1972
nhằm kéo dài thời gian cầm quyền đến vô hạn, các nhánh lập pháp và
tư pháp của Hàn Quốc đã có rất ít quyền hiến định để đảm bảo đa