hiệu sụt giảm thanh khoản trong cuộc khủng hoảng toàn cầu đầu năm
1969. Các khó khăn tài chính đã đe dọa khả năng thanh toán của các
ngân hàng thương mại sở hữu nhà nước. Vì chiến lược hiện đại hóa
của Park thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa từ nguồn tài trợ bằng nợ
có rủi ro cao, lợi nhuận cao, phải dựa vào khả năng ông thuyết phục
được các nhà đầu tư tiềm năng rằng chính phủ sẽ giải cứu họ vào
những lúc khó khăn nên ông đã đối mặt với nhiệm vụ chính trị khó
khăn là buộc chaebol tiến hành những thay đổi đầy đau đớn mà không
được đe dọa làm họ phá sản. Với lựa chọn sử dụng các thế lực thị
trường làm người giữ trật tự đã bị loại bỏ ngay từ đầu, Park đành phải
dựa vào quyền lực quan liêu của nhà nước để phân bổ chi phí điều
chỉnh giữa các cổ đông. Điều này chỉ được thực hiện nếu Park đích
thân chịu trách nhiệm, làm việc thông qua một đội đặc nhiệm có năng
lực kỹ thuật được ông thành lập trong Ban thư ký Nhà Xanh. Nhiệm
vụ phân bổ chi phí thay đổi thông qua kênh trung gian bộ máy quan
liêu thay vì thông qua các thế lực thị trường đã kích động sự phản
kháng chính trị mạnh quá sức chịu đựng của các bộ ngành nhà nước;
nó cũng là một công việc quá sức phức tạp đối với bất kỳ một cá nhân
đơn lẻ nào, kể cả Park, để thực hiện một cách rời rạc.
Chang Deok-chin đã vạnh ra một chiến lược ba phần: giải cứu các
ngân hàng thương mại nhà nước do MoF kiểm soát từng bảo lãnh cho
các khoản vay nước ngoài của chaebol, bơm thêm nguồn lực vào các
doanh nghiệp đang sa sút để không lãng phí các thiết bị sản xuất của
họ; tuy nhiên vẫn trừng phạt những chủ sở hữu này do quản lý kém
bằng cách thanh lý tài sản cá nhân. Đội của Chang Deok-chin đã tái
cấu trúc 30 công ty mất khả năng thanh toán các khoản vay nước
ngoài vào tháng 5 năm 1969 và 56 doanh nghiệp khác chịu sự quản lý
của ngân hàng vào tháng 8 năm 1969. Khi các hướng dẫn chính sách
rộng rãi về tái cấu trúc tài chính và tổ chức được thiết lập, Park giải
tán đội của Chang Deok-chin và thành lập một Ủy ban Hợp lý hóa
Doanh nghiệp giữa các bộ được lãnh đạo bởi phó thủ tướng phụ trách