Đông. Cũng như Đoàn Kế hoạch của Oh Won-chul ở các dự án HCI,
ủy ban này là một đội liên bộ cấp sự vụ do thứ trưởng lãnh đạo - chứ
không phải là ủy ban các bộ ngành kinh tế do thủ tướng chủ trì và đã
phác thảo khuôn khổ nền tảng về hỗ trợ nhà nước cho các dự án kinh
doanh ở Trung Đông. Đội cấp sự vụ này yêu cầu MoF có kế hoạch về
các khoản khấu trừ thuế cho cả các công ty xây dựng và những công
nhân được chọn đưa sang Trung Đông; MoC ngăn cản việc “cạnh
tranh quá mức” giữa các công ty xây dựng Hàn Quốc bằng cách
khuyến khích họ thành lập các cartel theo Luật Thúc đẩy Xây dựng
Nước ngoài mới được soạn thảo; và EPB quản lý việc chuyển thu
nhập nước ngoài của các công nhân xây dựng bằng cách ban hành
Nguyên tắc Quản lý Thu nhập Xây dựng Nước ngoài vào năm 1976.
Một phần nhờ kết quả của chương trình đồng bộ này, Hàn Quốc
hưởng lợi từ “sự bùng nổ Trung Đông” trong một thập kỷ. Cho đến
năm 1985 các công ty xây dựng nước này kiếm được 80 tỷ đô-la Mỹ
từ Trung Đông, phần nhiều trong khoản này được chuyển cho các
công ty liên kết trong lĩnh vực sản xuất của Hàn Quốc để đầu tư. Chỉ
trong một năm 1979, hơn 11.000 công nhân Hàn Quốc đã được gửi
đến Trung Đông. Đối với một nền kinh tế chứng kiến “sự bùng nổ Việt
Nam” của nó biến mất sau năm 1979, bùng nổ Trung Đông là một ơn
huệ của Chúa. Bằng cách tận dụng sớm các cơ hội ở Trung Đông, Hàn
Quốc có thể giải quyết các giới hạn về ngoại hối - một trong những
khó khăn cấu trúc trầm trọng đang cản trở quá trình công nghiệp hóa
ngành công nghiệp nặng và hóa chất của nước này.
Lộ trình HCI là một thành công rõ ràng về mặt mục tiêu. FYEDP
lần thứ tư (1977-1981) ít nhiều hoàn thành được mục tiêu đầu tư HCI
vào năm 1979, trước kế hoạch hai năm. Ngược lại, các ngành công
nghiệp nhẹ đã bị tổn thương thấy rõ, với mức đầu tư thật sự chỉ đạt
mức 46,2% mức mục tiêu vào năm 1981. Đạt được siêu thành tựu
ngoạn mục này của HCI chỉ có thể là nhờ Park đã cung cấp 79%
nguồn vốn sẵn có cho các ngành công nghiệp này vào năm 1977 và