ngăn chặn lạm phát của MCI dựa trên giả định rằng các ưu tiên kinh tế
vẫn không đổi. Tìm cách làm giảm đi đà tăng giá bằng việc mở rộng
nguồn cung hàng hóa, MCI đưa vào 151 sản phẩm mới trong danh
sách sản phẩm được tự động chấp thuận nhập khẩu vào năm 1978.
Trong tinh thần tương tự, EPB sử dụng Luật Bình ổn Giá và Công
bằng Thương Mại mới được thông qua để điều chỉnh những méo mó
về giá cả thông qua một quy định thậm chí còn ngặt nghèo hơn áp lên
hàng hóa độc quyền và hệ thống phân phối các hàng hóa này. Bất chấp
các nỗ lực giải quyết những khó khăn về phía cung, lạm phát đạt đến
14,4% vào năm 1978. Chỉ khi đó, Park mới nhận ra sự không hiệu quả
trong các nỗ lực kiểm soát giá. Ông đã đề nghị một cuộc cải tổ trọng
cung nhẹ nhàng cho tình trạng gần như là một cuộc khủng hoảng gây
nên bởi tín dụng dễ dãi và thừa cầu. Khi Iran dưới thời Ayatollah
Khomeni tạm ngưng xuất khẩu dầu mỏ và các thành viên khác của Tổ
chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) tuyên bố một đợt tăng giá
14,5% vào tháng 12 năm 1978, điều chỉnh mới trở nên khẩn cấp hơn
với Hàn Quốc.
Tìm cách thoát khỏi các áp lực đình lạm, Park bổ nhiệm Shin
Hyeon Hwak, người có kết quả làm việc nổi trội ở Bộ Tái thiết (tiền
thân của EPB) vào giai đoạn 1959-1960, làm phó thủ tướng vào tháng
12 năm 1978. Tuy nhiên, vì sự yếu kém tài chính trầm trọng của các
chaebol, sau ba tháng vẫn không có thay đổi đáng kể nào trong chính
sách. Vào tháng 3 năm 1969, Park gọi Shin Hyeon Hwak đến dinh
tổng thống và ra lệnh cho ông chuẩn bị một gói điều chỉnh. Như Shin
Hyeon Hwak nhớ lại sau này, Park lúc đó là “chuyên gia hàng đầu”
của Hàn Quốc về các vấn đề kinh tế, ông “hiểu tường tận những gì cần
thiết để đưa nền kinh tế trở lại con đường phát triển mà không cần ai
phải chỉ bảo. Sáng kiến điều chỉnh đến từ chính Park.” Khi Park ra
lệnh điều chỉnh kinh tế, EPB xây dựng Biện pháp Toàn diện Bình ổn
Kinh tế (CMES) trong vòng chỉ 20 ngày. Có được tốc độ này là nhờ
rất nhiều quan chức EPB vốn đã sẵn sàng ủng hộ thay đổi và cải cách,