họ thậm chí đã soạn thảo Chính sách Tài khóa và Tiền tệ để Bình ổn
Tiền tệ để được xem xét trong nội bộ một năm trước khi Shin Hyeon
Hwak lên lãnh đạo EPB. Bị bác bỏ bởi các quan chức EPB hàng đầu
vì không vững về mặt chính trị, bản đề xuất dự thảo được sống lại khi
Park tự mình đi đến kết luận tương tự và ra lệnh cho Shin Hyeon
Hwak vạch ra chính sách điều chỉnh.
CMES tiến hành trên năm mặt trận chính sách khác nhau. Để hạn
chế chi tiêu ngân sách, biện pháp này yêu cầu EPB giảm tốc độ - nếu
không phải là dừng lại - các chương trình đầu tư HCI và cũng kết thúc
luôn việc trợ giá gạo. Để giảm các áp lực lạm phát, MoF phải tiến
hành một đợt tăng lãi suất. Đối với những doanh nghiệp rơi vào tình
trạng sụt giảm thanh khoản như là kết quả của sự thay đổi chính sách
tiền tệ đột ngột này, EPB phải đề ra “chương trình hợp lý hóa công
nghiệp”, cùng với MoF cung cấp các khoản vay và giảm thuế cho
những công ty đang được bảo vệ khỏi nguy cơ phá sản. Quan trọng
không kém, EPB công khai hứa bãi bỏ việc kiểm soát giá để khắc
phục các cấu trúc động lực bị bóp méo. Để tiếp tục nỗ lực trước đó
nhằm khắc phục trở ngại nguồn cung gây ra áp lực lạm phát, EPB
cũng ủng hộ tự do hóa thương mại.
Tuy nhiên, những thay đổi này đã đến quá trễ. Nền kinh tế đã bị
mắc vào một cuộc khủng hoảng đình lạm trầm trọng, đúng vào lúc liên
minh cầm quyền của Park đồng thời bị thách thức trên mặt trận chính
trị. Dưới sự lãnh đạo của Kim Young-sam, Đảng Dân chủ Quốc gia
đối lập đã tập hợp được nhiều phiếu bầu hơn Đảng Cộng hòa Dân chủ
của Park trong cuộc bầu cử Nghị viện Quốc gia cạnh tranh dữ dội năm
1978, khuyến khích NDP xác định lập trường chống chế độ ngày càng
không khoan nhượng với việc kêu gọi bầu cử tổng thống trực tiếp và
thậm chí tham gia đấu tranh cùng công nhân vì công bằng kinh tế.
Hoạt động trấn áp NDP diễn ra sau đó chỉ làm cho vị thế chính trị của
Park càng khó bảo vệ hơn. Khi Park chỉ trích và loại bỏ Kim Young-
sam khỏi Nghị viện Quốc gia vào năm 1979, khu vực Nam