1978 trả giá bằng tổn thất của các ngành công nghiệp nhẹ. Tốc độ tăng
trưởng hàng năm của các cơ sở sản xuất còn tăng cao hơn, đạt được
26,6% trong năm 1977 và 40,5% năm 1978.
Sự bùng nổ đầu tư HCI cũng đưa đến những thành công khác.
Ngành công nghiệp nặng và hóa chất tạo ra đến hơn một nửa GNP của
Hàn Quốc vào năm 1978, sớm hơn ba năm so với kế hoạch ban đầu
của Park vào năm 1973. Với tốc độ tăng trưởng GNP hàng năm đạt
11,2% từ sau năm 1973, GNP bình quân đầu người đạt đỉnh 1.000 đô-
la Mỹ vào năm 1978 - một lần nữa, sớm hơn kế hoạch ban đầu ba
năm. Tăng trưởng xuất khẩu cũng ấn tượng không kém, tăng gấp sáu
lần từ năm 1972 đến 1977 và thậm chí đã tạo ra một lượng thặng dư
tài khoản vãng lai tuy nhỏ nhưng trước giờ chưa bao giờ có vào năm
1978. Tuy nhiên, cảm giác chiến thắng chỉ tồn tại được trong một thời
gian ngắn. Tài khoản vãng lai cho thấy một khoản thâm hụt trị giá một
tỷ đô-la vào năm 1978 và hơn bốn tỷ đô-la Mỹ vào năm 1979, mặc dù
xuất khẩu vẫn tăng trưởng hàng năm 21,1%. Sự bùng nổ đầu tư đã trở
thành một “bong bóng” nguy hiểm. Hầu hết các dự án HCI cho thấy
lợi nhuận rất thấp - nếu không nói là thiệt hại nặng nề. Park đạt được
các mục tiêu năm 1973 của ông, nhưng phải trả giá cao về kinh tế, bao
gồm cả chu kỳ bùng phát đổ vỡ, vòng xoáy tăng giá và những yếu kém
tài chính.
Chiến lược phát triển để thoát khỏi tình trạng mất thanh khoản
không thể cứ tiếp tục mãi. Chỉ số giá tiêu dùng tăng 10,2% trong năm
1977 bất chấp các hoạt động kiểm soát giá rộng khắp và hệ thống phân
phối theo định mức do EPB ban hành. Thị trường chợ đen phát triển
mạnh và tình trạng đầu cơ lan rộng. Tuy nhiên vì Park kiên quyết ủng
hộ nỗ lực HCI, nên EPB đành tiếp tục đi theo con đường mở rộng
thêm một năm rưỡi nữa. Những người hoạch định chỉ đưa ra các biện
pháp tình thế tạm thời, chủ yếu đối phó với lạm phát như là vấn đề gây
cản trở và mất cân bằng phía cung chứ không phải là kết quả của
những mâu thuẫn kinh tế toàn hệ thống. Cũng như vậy, hoạt động