các ngành công nghiệp nặng và hóa chất thâm dụng vốn, nhưng cũng
thận trọng với rủi ro và mối nguy hiểm của các công ty độc quyền trì
trệ, Park chọn chiến lược buộc các chaebol xây dựng một cấu trúc độc
quyền nhóm cạnh tranh trong năm ngành công nghiệp: kim loại không
sắt, hóa dầu, cơ khí, đóng tàu và điện tử. Ngành công nghiệp thứ sáu
nhận được sự hỗ trợ khổng lồ từ nhà nước - thép - được dành cho công
ty thuộc sở hữu và quản lý nhà nước. Được lựa chọn dựa trên niềm tin
của Park vào cam kết của các chủ sở hữu-giám đốc, 10 tập đoàn
chaebol trở thành những nhân vật thống trị trong năm ngành công
nghiệp nặng và hóa chất này. Khi lộ trình HCI tiến triển, quá trình tập
trung kinh doanh tăng tốc. Khoảng 70% các nguồn quỹ đầu tư được
trao cho một số chaebol lớn nhằm hỗ trợ lộ trình HCI của Park, và hầu
hết 10 tập đoàn chaebol lớn nhất, ngoại trừ Samsung và Lucky-Gold
Star, đã trở thành tạo phẩm của Park, được ông kéo ra khỏi nhóm thứ
hai trong cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc và đa dạng hóa vào
những ngành công nghiệp không liên quan dưới sự bảo trợ của ông.
Những chaebol này được Park chọn làm những doanh nghiệp độc tôn
quốc gia dựa trên kết quả kinh doanh, lòng trung thành và sự sẵn sàng
chấp nhận rủi ro của họ. Việc chấp nhận rủi ro được tưởng thưởng hậu
hĩnh bằng các quyền lợi độc quyền nhóm trong các ngành công nghiệp
chiến lược.
Nói vậy không phải để lập luận rằng chính các chaebol là tạo phẩm
của Park. Ngược lại, như đã thấy Samsung quyết định bổ sung cho
chiến lược dùng các khoản vay trung gian nhà nước để tài trợ các dự
án công nghiệp bằng các hình thức liên doanh sau thất bại chính trị
buôn lậu đường saccharin vào năm 1967, hai tập đoàn doanh nghiệp
lớn nhất ở Hàn Quốc - Samsung và Lucky-Gold Star - đã lựa chọn giải
pháp kết hợp cùng các MNC để có được các nguồn lực khan hiến và
tối thiểu hóa rủi ro khi họ tham gia vào ngành công nghiệp điện và
điện tử vào những năm 1970. Samsung nhận được các hợp đồng
chuyển giao công nghệ cho Công ty Thiết bị Điện tử Samsung từ