HCI đến mức 60% của tổng xuất khẩu đến năm 1981. Ngoài sức
tưởng tượng, mục tiêu này đã đạt được. Thành công này một phần là
nhờ thiết lập các công ty thương mại tổng hợp (GTC) vào giữa những
năm 1970. Bị chấn động bởi cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1974 và
bị thách thức bởi làn sóng chủ nghĩa bảo hộ thương mại gia tăng ở thị
trường của các quốc gia công nghiệp tiên tiến, Park đấu tranh thông
qua luật về các GTC năm 1975 theo khuyến nghị của các chaebol.
Phỏng theo sogo shosa
của Nhật, được tổ chức để giải quyết việc
xuất khẩu và nhập khẩu nhiều loại hàng hóa ở nhiều thị trường, người
ta hy vọng các GTC sẽ tận dụng được tốt nhát các nguồn lực hạn hẹp.
Từ lập trường nhà nước, việc thành lập các GTC rất quan trọng đối
với mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu. Theo quan điểm của các chaebol,
các GTC trở thành một công cụ tập trung hóa và đa dạng hóa khác.
Việc được thành lập GTC ngay lập tức tăng thêm khả năng tiếp cận
đặc biệt với các khoản vay chính sách ưu đãi cho chaebol. Loại hình
công ty thương mại này cũng giúp chaebol đưa các nhà sản xuất vừa
và nhỏ vào mạng lưới Kyeyeolhwa (liên kết) ngang và dọc của các tập
đoàn. Việc này còn tạo ra lợi thế xây dựng được nguồn nhân lực chất
lượng cao, thu thập thông tin chất lượng từ thị trường nước ngoài và
rèn luyện được chuyên môn quản lý trong các chaebol, những yêu tố
này có thể hỗ trợ việc theo đuổi các cơ hội kinh doanh mới. Không
những thế, vì chaebol bị cấm sở hữu các ngân hàng thương mại, nên
các khoản tín dụng xuất khẩu GTC có thể góp phần tài trợ cho các đế
chế công nghiệp tràn lan của chúng. Cách tổ chức chaebol trở nên
giống như một vòng đồng tâm của các doanh nghiệp, với GTC ở giữa,
hỗ trợ cho các công ty liên kết bằng tín dụng xuất khẩu, thông tin thị
trường và chuyên môn quản lý và phối hợp các hoạt động tập thể của
các công ty này. Đến năm 1979, một nửa lượng xuất khẩu của Hàn
Quốc được thực hiện bởi các GTC thuộc sở hữu chaebol.
Chế độ của Park khôn ngoan ở cách sử dụng tín dụng xuất khẩu như
là củ cà rốt và cây gậy để áp đặt kỷ luật cho chaebol theo hướng các