Công ty Điện Nippon & Joowoo (Nhật Bản), và hợp đồng cho Công ty
Linh kiện Điện tử Samsung từ Sanyo, cùng nhiều trường hợp khác.
Tương tự, Lucky-Gold Star hợp tác với các doanh nghiệp như AT&T
(Hoa Kỳ), Tập đoàn Mitsubishi (Nhật Bản) và Siemens Aktien
Gessellschaft (Đông Đức). Lucky-Gold Star cũng lựa chọn liên doanh
bên ngoài ngành công nghiệp điện và điện tử. Trong các công ty liên
kết thuộc tập đoàn này, Lọc dầu Honam đã ký kết một liên doanh
50:50 với Caltex, Công ty Gold Star củng cố đầu tư trực tiếp từ Tập
đoàn Tài chính Quốc tế, và Lucky hợp tác với Công ty Nhựa Quốc gia
Nhật Bản.
Mặc dù có sự khác biệt giữa các chaebol về mức độ sẵn sàng tăng
trưởng bằng các khoản vay ngân hàng được nhà nước làm trung gian
đầy rủi ro hay với các MNC làm đối tác trong các liên doanh, những
năm 1970 định hướng HCI đối với tất cả các tập đoàn - dù cũ hay mới,
cẩn trọng hay mạo hiểm, thân hữu chính trị hay doanh nhân — là một
cơ hội siêu tăng trưởng cả đời mới có. Chắc chắn là Samsung và
Lucky-Gold Star bị bỏ lại phía sau, nhưng vẫn tăng trưởng đủ nhanh
để trụ lại trong nhóm 4 tập đoàn hàng đầu. Hai tập đoàn chaebol lâu
đời này tăng trưởng tổng tài sản hàng năm ở mức 17,2%. Vì vậy, lộ
trình HCI vào những năm 1970 hứa hẹn quá trình siêu tăng trưởng cho
tất cả các tập đoàn. Quan trọng không kém, quá trình tăng trưởng liên
tục của Samsung và Lucky-Gold Star cho thấy rằng mặc dù hỗ trợ và
định hướng nhà nước là quan trọng, chúng không phải là toàn bộ câu
chuyện. Hai tập đoàn này đã cho thấy rằng vẫn có những cách thức
thay thế để thịnh vượng, kể cả ở giai đoạn mang tính chỉ huy kinh tế
cao nhất trong kỷ nguyên của Park.
Khi Park quyết định tiến hành HCI, phát triển xuất khẩu trở thành
một lý do bổ sung để tăng cường tập trung kinh doanh. Trong khi thiếu
vắng lượng cầu trong nước, Park hoạch định các ngành công nghiệp
nặng và hóa chất như các lĩnh vực xuất khẩu khi chúng mới chỉ là các
ngành công nghiệp sơ khai. Ông đã đặt ra mục tiêu gia tăng xuất khẩu