mục tiêu chính phủ. Mỗi năm, Bộ Thương mại và Công nghiệp (MCI)
thông báo mức tối thiểu nguồn vốn đầu tư mới và tổng sản lượng xuất
khẩu cũng như số mặt hàng xuất khẩu, các nước nhận xuất khẩu và số
chi nhánh nước ngoài mà một GTC phải thỏa mãn để duy trì vị thế
GTC. Đối với các GTC thỏa mãn được những yêu cầu này, ngân hàng
quốc doanh sẽ cung cấp các khoản vay theo số tiền tính bằng đô-la
trên tín dụng thư ở mức tỷ giá và lãi suất ưu đãi. Các GTC với các kết
quả xuất khẩu vượt trội thậm chí còn được miễn trình tín dụng thư để
nhận được tín dụng từ các ngân hàng trong nước và có thể vay mượn
đến 1,5 tháng giá trị xuất khẩu kỷ lục trong quá khứ của chúng. Ngược
lại, trong trường hợp một GTC không thể hoàn thành được các mức
chỉ tiêu, MCI ngay lập tức hủy bỏ giấy phép GTC của công ty này.
Trong giai đoạn 1974-1978, chính các chaebol sở hữu các công ty liên
kết HCI và GTC đã phát triển thành các trung tâm quyền lực ghê gớm
trong nền kinh tế Hàn Quốc.
Cũng như ở trường hợp sử dụng các GTC vào năm 1975, chính
chaebol đã nghĩ ra ý tưởng khai thác quá trình bùng nổ Trung Đông
giữa những năm 1970 nhằm tìm kiếm nguồn vốn ngoại tệ đang cực kỳ
cần thiết để bình ổn nền kinh tế Hàn Quốc và tài trợ cho quá trình tăng
trưởng kinh tế định hướng HCI. Giai đoạn này có vẻ cực kỳ ảm đạm vì
tình trạng Hàn Quốc thiếu hụt nguồn lực, phụ thuộc vào xuất khẩu, và
cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 làm chấn động đến gốc rễ đất
nước này khi đẩy giá dầu thô từ 1,75 đô-la Mỹ một thùng lên đến hơn
10 đô-la Mỹ trong chưa đầy hai năm. Trái ngược với những nhà sản
xuất xe hơi Nhật Bản đã phát triển những chiếc xe tiết kiệm nhiên liệu
dựa trên sức mạnh công nghệ của họ để vượt qua hai thách thức hóa
đơn nhập khẩu dầu tăng và doanh số xuất khẩu đình trệ, Jeong Ju-
young lại chú tâm vào Công ty Xây dựng Hyundai hơn là Hyundai
Motors để tìm chiến lược thoát thân. Ông không còn lựa chọn nào
khác; Hyundai Motors, chỉ mới thành lập vào năm 1967, đang phải
đấu tranh để nâng cao tỷ lệ nội địa trong sản phẩm chứ chưa nói đến