trưởng phi chính thống bằng cách thiết lập lãi suất huy động cao hơn
lãi suất cho vay. Thứ hai, khi bình thường hóa quan hệ với Nhật Bản
và sự hỗ trợ của một sắc lệnh quân sự, ông cũng bắt đầu xây dựng một
nhà nước phát triển theo mô hình của Nhật Bản Minh Trị. Sự phổ biến
các tư tưởng tự do Mỹ bên cạnh các mô hình nhà nước phát triển theo
kiểu kiểm soát kinh tế của Nhật Bản đã dẫn đến một loạt các thể chế
dường như không tương thích với nhau, các nhà quy hoạch dự đoán về
một chính sách công nghiệp tự do kiểu Hàn Quốc còn các nhà công
nghiệp thì bắt chước chính sách công nghiệp Nhật Bản theo những
cách không hề Nhật Bản. Hai lực lượng về mặt tư tưởng và tổ chức
này trở nên cân bằng tại đâu và như thế nào sẽ định hình sâu sắc định
hướng phát triển kinh tế Hàn Quốc (Chương 7).
Tuy nhiên, cho dù Hàn Quốc có chú tâm vào lời khuyên của Mỹ về
các định hướng chính sách vĩ mô hoặc có xem Nhật Bản là tiêu chuẩn
khi hoạch định chính sách công nghiệp vĩ mô hay không thì các tư
tưởng nước ngoài cũng chỉ được vận dụng một phần có chọn lọc trong
các quy trình học hỏi hỗn tạp. Các quan chức nhà nước liên tục cải
tiến và điều chỉnh để biến các chuẩn mực nước ngoài hài hòa với các
ưu tiên của vị chủ nhân chính trị; để phù hợp với đặc điểm, sứ mệnh
và năng lực tổ chức của các bộ ngành; và để dung dưỡng cho các lợi
ích kinh doanh. Sự thích ứng trở thành phong cách sống dưới thời của
Park, nó đã biến đổi nên những tư tưởng và chuẩn mực nước ngoài
đầu tiên mang đậm phong cách “Hàn Quốc”. Như Moon Chung-in và
Jun Byung-joon cho thấy ở Chương 4, các nhà làm luật đã soạn thảo
các bộ luật công nghiệp bằng cách sao chép nguyên bản bộ luật Nhật
Bản. Họ cũng tư duy và phát biểu bằng thứ ngôn ngữ về chính sách
công nghiệp của Nhật Bản rồi định hướng hành vi của chaebol bằng
haeng-jeong ji-do (chỉ huy hành chính)
và kiểm soát vấn nạn sản
xuất dư thừa bằng san-eop hap-ri-hwa (các biện pháp hợp lý hóa công
nghiệp). Tuy nhiên, cách thức họ hoạch định và thực thi chính sách
công nghiệp có sự khác biệt đáng kể với phong cách đồng thuận và