tiệm tiến của Nhật Bản. Nhờ vào chế độ tổng thống toàn quyền, bộ
máy quan liêu nhà nước tuy cấp tiến nhưng vẫn mang tính kế thừa,
cộng đồng chaebol non trẻ của Hàn Quốc, các vấn đề lớn như sự gia
nhập vào các ngành công nghiệp chiến lược đều được quyết định bởi
Park và các tập đoàn chaebol (Chương 9), sự phối hợp chính sách
được định hướng từ trên xuống bởi một trung gian hoa tiêu thông qua
một chuỗi hệ thống mệnh lệnh (Chương 7), và sự hợp lý hóa công
nghiệp được tiến hành như là một phần của liệu pháp sốc đột ngột và
nhanh gọn (Chương 7, 9 và 10).
Các tư tưởng của người Nhật có ảnh hưởng mạnh mẽ và đồng loạt
đến các doanh nghiệp lớn. Khái niệm về chaebol như là một tổ chức
kinh doanh với một tổng hành dinh kiểm soát các chi nhánh đa dạng
thông qua một hệ thống sở hữu cổ phiếu chéo và cùng nhau thu hút
các nguồn lực trên toàn tập đoàn để phục vụ những lợi ích chung của
tập đoàn, có nguồn gốc từ zaibatsu của Nhật Bản giữa hai cuộc thế
chiến. Được cổ vũ bởi tư tưởng tạo ra một đế chế doanh nghiệp, nhiều
nhà hoạch định chaebol của Hàn Quốc, trong đó có các nhà sản xuất
xe hơi (Chương 10), đã mua bản quyền các công nghệ Nhật Bản để gia
nhập vào các mặt trận tăng trưởng công nghiệp mới. Hơn nữa cũng
giống như các quan chức nhà nước đã điều chỉnh chính sách công
nghiệp Nhật Bản trên mảnh đất chính trị của chế độ tổng thống toàn
quyền, các nhà sản xuất chaebol đã tạo dựng năng lực kỹ thuật của họ
dựa trên sự cải tiến. Thậm chí ngành công nghiệp xe hơi bị ám ảnh bởi
khủng hoảng cũng đã chứng kiến bước nhảy vọt khi Hyundai Motors
đạt đến khả năng lắp ráp hoàn chỉnh mô hình xe Pony của chính hãng
này thông qua các bản quyền công nghệ được chuyển giao riêng biệt
từ một số nguồn cung cấp nước ngoài. Lee Nae-young viết “mẫu thiết
kế chiếc xe đến từ Ý; động cơ đốt trong từ Anh; thiết kế lốc máy, hộp
số và các trục đến từ Nhật Bản”. Nhà sản xuất thép phức hợp duy nhất
của Hàn Quốc thậm chí còn chịu ảnh hưởng lớn hơn từ Nhật. Được tài
trợ bởi các quỹ bồi thường thiệt hại của Nhật và được xây dựng nên từ