nhằm tiêu diệt các động thái chống Park ở nước ngoài cũng khiến Yi
Hu-rak trở thành một gánh nặng chính trị thay vì mang lại lợi ích cho
Park, vì vụ bê bối này đã khiến Yi mắc kẹt vào mâu thuẫn ngoại giao
giữa Hàn Quốc và Nhật Bản. Khi ông từ chức khỏi vị trí giám đốc
KCIA năm 1973, Yi Hu-rak không bao giờ trở lại nhóm thân cận của
Park. Ngược lại, Hyundai Motors duy trì một liên minh cấp sự vụ chặt
chẽ với các quan chức MCI và có được niềm tin của Park. Chiến lược
kinh doanh chấp nhận rủi ro của Tập đoàn Hyundai rất phù hợp với lộ
trình HCI tham vọng của Park và vì vậy sự ủng hộ của Hyundai cho
Kế hoạch Dài hạn càng tăng cường niềm tin của Park dành cho các
quan chức MCI.
Thứ ba, bất chấp một thập kỷ siêu tăng trưởng, nhà nước vẫn trên
cơ khối tư nhân. Với quyền kiểm soát chặt chẽ các thị trường vốn và
việc áp dụng các rào cản thương mại phi thuế quan cao, nhà nước có
nhiều công cụ chính sách để gây ảnh hưởng lên khu vực tư nhân. Cụ
thể, quyền kiểm soát các khoản vay nước ngoài của nhà nước cho
phép Park tái xác định các mẫu hình đầu tư của khu vực tư nhân cũng
như nâng cao tính tự chủ của nhà nước trước các chaebol và các
MNC. Không những vậy, các chaebol cấp hai như Hyundai và
Daewoo sẵn sàng chấp nhận rủi ro để bắt kịp những doanh nghiệp dẫn
đầu, Park có không gian chính trị [political space] đủ để khiến các tập
đoàn chaebol phải cạnh tranh lẫn nhau để đạt mục tiêu của ông.
Không những thế, với bản chất được tài trợ bằng nợ của sự tăng
trưởng doanh nghiệp, việc mở rộng các tập đoàn chaebol không có
nghĩa là họ đang phát triển độc lập hơn; ngược lại, tỷ lệ nợ-vốn gia
tăng khiến họ càng phụ thuộc hơn vào nhà nước.
Cuối cùng, chính cam kết mạnh mẽ của Park với chính sách ô tô
dân tộc chủ nghĩa lại là điều có tác động quyết định nhất chống lại
GMK. Sau khi ban hành yushin năm 1972, Park sở hữu quyền lực
tuyệt đối ở các lựa chọn chính sách của Hàn Quốc. Tháng 9 năm 1973,
Park ban hành Chỉ thị Phát triển Công nghiệp Ô tô, thông qua đó ông