là chủ tịch Hyundai Motors, Jeong Se-young. Jeong Ju-young là người
được Park xem như đối tác kinh doanh — một tính cách tham vọng,
bạo dạn, sẵn sàng làm bất cứ việc gì với tinh thần “quyết chí ắt làm
nên”. Khi gia đình ông kiểm soát cổ phần của Tập đoàn Hyundai cùng
cấu trúc quản trị doanh nghiệp khó hiểu của chaebol, Jeong Ju-young
có thể giới thiệu Pony ra thị trường trong nước vào năm 1976 sau ba
năm phát triển. Chiếc xe bình dân này ngay lập tức trở thành một sự
chấn động, cho phép Hyundai Motors gia tăng thị phần từ 19% lên
30% chỉ trong một năm. Đến năm 1970, công ty được cho là chiếm
51% thị phần. Việc giới thiệu những chiếc xe bình dân, cùng với GNP
bình quân đầu người tiếp tục siêu tăng trưởng đã cùng nhau góp phần
mở rộng tổng sản lượng ô tô Hàn Quốc lên hơn 7 lần đến 204.447
chiếc từ năm 1973 đến 1979. Thành công này là nhờ một số nhân tố.
Đầu tiên, Dự Án Pony thành công vì nó là một phần không thể thiếu
trong lộ trình HCI rộng hơn, lộ trình này tạo cho Hyundai Motors một
nguồn cung đầu vào có tầm cạnh tranh quốc tế. Cụ thể hơn, như
Chương 7 cho thấy, Công ty Sắt Thép Pohang, một doanh nghiệp nhà
nước được phát triển thành doanh nghiệp độc tôn bởi các nguồn quỹ
bồi thường thiệt hại của Nhật Bản từ năm 1967, đến những năm 1970
bắt đầu cung cấp các sản phẩm thép với chi phí rẻ hơn so với các nhà
máy thép Nhật Bản. Sự mở rộng nhanh chóng ngành sản xuất ô tô,
một phần nhờ vào sự cung cấp đúng lúc sản phẩm có tầm cạnh tranh
quốc tế của ngành thép, cũng đóng góp vào hiệu suất và khả năng sinh
lợi của ngành thép.
Thứ hai, may mắn cho Hyundai Motors, sự phát triển của Pony
trùng hợp với đợt gia tăng tính thanh khoản trên thị trường tài chính
quốc tế vì lượng đô-la dầu mỏ khổng lồ được bổ sung. Sau cuộc khủng
hoảng dầu mỏ năm 1973, các tổ chức tài chính toàn cầu bắt đầu tái
quay vòng nguồn thu nhập từ dầu mỏ khổng lồ bằng cách mở rộng các
khoản cho vay đến các nước nhập khẩu dầu mỏ ở lãi suất tương đối
thấp. Tận dụng nguồn cung đô-la dầu mỏ dồi dào này, một số nước