nước phát triển sau, bao gồm Hàn Quốc, bắt đầu “công nghiệp hóa
dựa vào nợ”. Hyundai hưởng lợi từ tính thanh khoản dồi dào này, tài
trợ hơn 70% lượng vốn đầu tư cần thiết bằng những khoản vay nước
ngoài, tổng trị giá 61,2 triệu đô-la Mỹ đến năm 1976. Hãng xe này
mượn tiền từ Ngân hàng Suez (Pháp), Barclays (Anh) và Ngân hàng
Mitsubishi (Nhật Bản), các khoản vay này đều được nhà nước bảo
lãnh.
Thứ ba, Dự án Pony tạo được kết quả tích cực vì đã khai thác hiệu
quả các cơ hội cộng tác từ ngành công nghiệp ô tô thế giới cạnh tranh
cao độ. Để vượt qua khoảng cách công nghệ, Hyundai Motors đã tích
cực tìm kiếm các thỏa thuận chuyển nhượng công nghệ kể từ khi công
ty thành lập năm 1967 với sự hỗ trợ từ Ford. Khi công ty khởi động
Dự án Pony, Hyundai Motors bắt đầu đa dạng hóa nguồn công nghệ
của nó. Trớ trêu thay khi được nhận hỗ trợ bởi hình ảnh tụt hậu về
công nghệ, điều khiến các MNC đánh giá thấp tiềm năng của Hyundai
trong vai trò đối thủ cạnh tranh, Hyundai Motors lại có thể tiếp thu
công nghệ từ một số nơi khi phát triển mẫu xe Pony. Thiết kế xe đến
từ Ý; động cơ đốt trong đến từ Anh; và thiết kế lốc máy, hộp xe và
trục xe đến từ Nhật Bản.
Trong số các nguồn công nghệ nước ngoài, Hyundai trông cậy
nhiều nhất vào Mitsubishi Motors. Tháng 5 năm 1973, Jeong Ju-young
và Jeong Se-young đến thăm Mitsubishi để đề nghị hỗ trợ công nghệ
và quản lý cho việc phát triển Pony dù công ty nhượng quyền chính
của họ từ năm 1967 là Ford. Hoạt động xây dựng liên minh xuyên
quốc gia đã bắt đầu một năm trước đó, khi Tập đoàn Hyundai tham gia
vào ngành đóng tàu với sự hỗ trợ của Mitsubishi. Nhà máy đóng tàu
Ulsan của Hyundai là một bản sao của nhà máy đóng tàu Mitsubishi,
và Jeong Ju-young hy vọng tái lập liên minh Hyundai-Mitsubishi
trong ngành ô tô. Trong giai đoạn phát triển Pony, các kỹ sư
Mitsubishi Motors sống ở nhà máy Ulsan của Hyundai Motors để thiết
kế bản vẽ dây chuyền lắp ráp và để giám sát quá trình xây dựng dây