GMK giảm xuống từ 23% năm 1975 còn 16% năm 1977. Vì sự sụt
giảm này, cổ đông Hàn Quốc chính của GMK, Sinjin, gặp phải khó
khăn tài chính và cuối cùng phải bán cổ phần cho Ngân hàng Phát
triển Hàn Quốc thuộc sở hữu nhà nước vào năm 1976. Khi Daewoo
mua lại cổ phần gốc của Sinjin năm 1978, liên doanh này đổi tên
thành Saehan Motors và sau đó là Daewoo Motors với sự ra đi của
General Motors năm 1981.
Sụt giảm thanh khoản và điều chỉnh, 1980-1981
Trong một khoảnh khắc, Hyundai Motors đã nghĩ đến chiến thắng
cận kể. Hãng xe này đã đánh bại GMK, liên doanh của MNC lớn nhất
thế giới, bằng chính mẫu xe bản địa của mình ở thị trường Hàn Quốc.
Hơn nữa, trong khi Pony được giới thiệu ở thị trường trong nước,
Hyundai đã chuyển sang thị trường xuất khẩu, vận chuyển các xe bình
dân đến thị trường Trung Mỹ. Tuy nhiên, trạng thái hưng phấn này
nhanh chóng biến thành cảm giác khủng hoảng khi lô hàng xuất khẩu
không được đón nhận ở các nền kinh tế đang phát triển. Thâm nhập
vào các nền kinh tế phát triển là điều không tưởng vì chiếc Pony có
chất lượng thấp, các rào cản thị trường cao đến mức ngăn cấm và thiếu
hụt chuyên môn quản lý cao cấp. Tình hình càng tồi tệ hơn khi cuộc
khủng hoảng dầu mỏ năm 1979 chôn vùi thị trường trong nước trong
tình trạng đình lạm trầm trọng, đẩy toàn bộ ngành ô tô vào vòng luẩn
quẩn của tình trạng gia tăng lãi suất, sụt giảm doanh số trong nước,
xuất khẩu trì trệ và dư thừa năng lực sản xuất. Hơn nữa, chính trị trong
nước xảy ra một bước ngoặt ngoài mong đợi với cái chết của Park
Chung Hee vào tháng 10 năm 1979. Người bảo trợ lớn nhất của Jeong
Ju-young bất ngờ biến mất. Sau một giai đoạn ngắn bỏ ngỏ vị trí tổng
thống, Chun Doo-hwan nắm quyền thông qua một cuộc nổi loạn quân
sự vào tháng 12 năm 1979 và một cuộc lật đổ vào tháng 5 năm 1980
gây ra hậu quả tồi tệ hơn đối với tình trạng kinh tế vốn đã khó khăn.
Năm 1980 là năm tồi tệ nhất đối với nền kinh tế Hàn Quốc kể từ
cuộc tiếm quyền của Park năm 1961 với việc lan truyền tin đồn về sự