ngành ô tô Hàn Quốc sẽ ngăn cản Hàn Quốc khai thác được cơ hội
hiếm hoi phát triển ngành ô tô thuộc sở hữu trong nước. Theo họ, thời
gian là rất quan trọng. Năm 1980 không phải là lúc hạ quy mô mà là
thời điểm cần kiên nhẫn, với việc nhà nước tiếp tục các chính sách bảo
hộ và các biện pháp thúc đẩy ngành ô tô nhằm giúp ngành này sẵn
sàng cho một vòng siêu tăng trưởng khác khi cơn suy thoái toàn cầu
kết thúc.
Cuối cùng, Ủy ban Kinh tế của SCNSM quyết định tiến hành sáp
nhập các hãng sản xuất xe thất bại do nhà nước trung gian như một
cách để giải tỏa vấn đề dư thừa năng lực sản xuất. Biện pháp hợp lý
hóa công nghiệp này đề xuất sáp nhập Hyundai và Saehan thành một
doanh nghiệp sản xuất xe khách và đưa Kia trở thành nhà sản xuất xe
thương mại duy nhất. Biện pháp này cho thấy chiến thắng của phái
bình ổn do EPB lãnh đạo, họ mong muốn giảm số lượng doanh nghiệp
sản xuất xe ở lĩnh vực xe khách và xe thương mại nhằm hiện thực hóa
tính kinh tế theo quy mô và tận dụng nguồn lực vượt trội của General
Motors. Ý tưởng này làm xấu đi trông thấy tình trạng bất ổn thị
trường. Chỉ trong tám năm kể từ khi khởi động Kế hoạch Dài hạn năm
1973, General Motors thay đổi đối tác liên doanh từ Sinjin đến Ngân
hàng Phát triển Hàn Quốc và đến Daewoo. Giờ đây công ty này phải
chịu áp lực từ phía nhà nước buộc họ kết hợp với Hyundai Motors.
Cũng vậy, Kia tiếp quản Asia Motors, lại đành phải từ bỏ các dây
chuyển lắp ráp xe khách để đổi lấy độc quyền sản xuất xe thương mại.
Chính sách sáp nhập năm 1980 mang bản chất mâu thuẫn. Phái bình
ổn biện minh rằng chính sách này là biện pháp để hạn chế vai trò nhà
nước trong quản lý kinh tế, họ cho rằng chính vai trò nhà nước đã gây
ra tình trạng dư thừa năng lực sản xuất trầm trọng, nhưng trớ trêu thay
chính sách sáp nhập này hóa ra lại cực kỳ can thiệp. Chính nhà nước,
chứ không phải chaebol, cố gắng điều phối sự rút lui của nhà nước
khỏi thị trường.