Kế đó, phái bình ổn chuyển sang vấn đề cổ phần giữa Hyundai và
General Motors trong liên doanh mới. Sáu cuộc họp đã được tổ chức
vào tháng 8 và tháng 9 năm 1980 giữa đại diện hai công ty, nhưng rồi
bị bế tắc về vấn đề tỷ lệ vốn và xuất khẩu. Hyundai lập luận rằng phần
vốn của General Motors trong liên doanh mới cần phải tính toán
không chỉ dựa trên cổ phần của GM trong Saehan Motors (50%), mà
còn cả tổng tài sản của Saehan và Hyundai Motors. Vì General Motors
sở hữu 50% cổ phần của công ty nhỏ hơn trong số hai hãng xe, Jeong
Ju-young lập luận rằng phần vốn của General Motors trong liên doanh
mới phải ở mức 20% và quyền quản lý nên được Hyundai nắm giữ.
Ngược lại, General Motors khăng khăng nắm giữ 50% vốn, hoặc ít
nhất là 33% số cổ phần để có quyền phủ quyết.
Mâu thuẫn về tỷ lệ cổ phần và quyền quản lý cho thấy sự khác biệt
không thể dung hòa ở chiến lược marketing của hai bên. General
Motors nhất quyết rằng liên doanh mới sẽ là một chi nhánh trong
mạng lưới sản xuất quốc tế của GM, chỉ sản xuất các mô hình dựa trên
thiết kế và công nghệ của công ty đa quốc gia này. Chắc chắn rằng,
GM đã đề xuất xây dựng một mạng lưới sản xuất bộ phận và linh kiện
lớn ở Hàn Quốc và bán sản phẩm từ nhà máy đó ra thị trường thế giới
thông qua mạng lưới phân phối của GM như một phần trong nỗ lực
rộng lớn hơn điều chỉnh phân công lao động đang diễn ra giữa các chi
nhánh tập đoàn với mục tiêu sản xuất “xe hơi thế giới”. Tuy nhiên, tập
đoàn này cũng chú ý ngăn cản các chi nhánh làm gián đoạn tầm nhìn
bao quát về việc chuyên môn hóa và tích hợp trong và thông qua tổ
chức nội bộ khi các chi nhánh theo đuổi chiến lược marketing độc lập
của riêng họ. Để cân bằng hai yêu cầu này, General Motors xác định
lập trường rằng liên doanh mới với Hyundai cần xuất khẩu xe chỉ
thông qua mạng lưới bán hàng hiện có của General Motors và liên
doanh này không được xuất khẩu xe đến các thị trường đã bị các chi
nhánh GM thống trị. Ngược lại, Hyundai mong muốn độc lập về quản