lý, tự do lựa chọn mẫu xe cho cả thị trường trong nước và xuất khẩu
mà không có bất cứ rào cản nào.
Với sự khác biệt trong quan điểm về sứ mệnh, vai trò và cách tổ
chức liên doanh của hai bên, các cuộc đàm phán đình trệ cho đến khi
chính quyền quân sự lật đổ chính quyền Đệ ngũ Cộng hòa và thủ lĩnh
Chun Doo-hwan của lực lượng này lên nắm quyền tổng thống năm
1980. Khi trở lại “trạng thái bình thường”, MCI lấy lại được quyền
kiểm soát chính sách công nghiệp và quyết định vô hiệu hóa thỏa
thuận sáp nhập tháng 8 năm 1980 giữa Hyundai và Saehan khi đối mặt
với tình trạng bế tắc trong các cuộc đàm phán Hyundai-General
Motors. Bước ngoặt đảo lộn diễn ra vào năm 1982 cũng vì việc ép
buộc sáp nhập hai công ty tư nhân không sẵn sàng bị các chaebol và
giới truyền thông chỉ trích là hành động vi hiến đối với quyền tài sản
cá nhân.
Cuộc đấu tranh chính trị về chính sách sáp nhập tháng 8 năm 1980
cho thấy bản chất đang đổi thay nhanh chóng của nhà nước Hàn Quốc
và mối quan hệ giữa nhà nước với doanh nghiệp lớn. Thứ nhất, với cái
chết của Park, định hướng chính sách của nhà nước đã thay đổi một
cách căn bản đầu những năm 1980, phái do EPB lãnh đạo ủng hộ bình
ổn và giải phóng kinh tế đã thay thế các quan chức dân tộc chủ nghĩa-
trọng thương chủ nghĩa như Oh Won-chul ở các vị trí hoạch định
chính sách chủ chốt. Chính sách sáp nhập tháng 8 năm 1980 của
ngành ô tô là một phần trong sự thay đổi chính trị và kinh tế rộng lớn
hơn này. Thời kỳ tăng trưởng bằng mọi giá và chấp nhận rủi ro cực độ
đã qua. Nguồn lực chính sách khổng lồ từng được nhà nước phát triển,
cùng với các cơ chế kiểm soát chính trị độc tài, giờ đây được sử dụng
cho quá trình ổn định hóa và tự do hóa. Thứ hai, việc vô hiệu hóa
chính sách sáp nhập cũng cho thấy sau hai thập kỷ siêu tăng trưởng,
chaebol tập hợp được quyền lực để kháng cự lại nhà nước. Cái chết
của Park cũng giúp tăng cường sức mạnh chaebol vì Chun Doo-hwan
thiếu sức hút cá nhân, kinh nghiệm và chuyên môn mà Park đã phát