triển trong hơn 18 năm cầm quyền. Nhà nước vững mạnh mất phương
hướng khi lợi ích và ưu tiên của khu vực tư nhân khác xa các ưu tiên
của nhà nước. Nhà nước cần sự hợp tác của các chaebol hơn bao giờ
hết.
Với sự sụp đổ các cuộc đàm phán giữa Hyundai và General Motors,
ngành ô tô tiến đến một cấu trúc đôi, với Hyundai và Saehan (tên này
giờ đã đổi thành Daewoo Motors) thống trị lĩnh vực xe khách và Kia
Motors sản xuất xe thương mại như một nhà lắp ráp độc quyền. Việc
vô hiệu hóa cuộc sáp nhập Saehan-Hyundai rõ ràng thuận lợi cho các
lợi ích quốc gia của Hàn Quốc. Cuộc khủng hoảng đình lạm nhanh
chóng kết thúc, và ngành ô tô bước vào một giai đoạn tăng trưởng
năng động nữa vào giữa những năm 1980. Sự đi lên đáng chú ý này
xảy ra nhờ sự bùng nổ ở cả thị trường trong nước và xuất khẩu. Cụ thể
hơn, sự tham gia thành công của Hyundai vào thị trường Bắc Mỹ năm
1984 tạo nên một bước ngoặt, cho phép Hàn Quốc có được ngành ô tô
độc lập cạnh tranh với các MNC dưới những thương hiệu quốc gia
riêng của mình. Thành công trong xuất khẩu có một số nguyên do:
Thứ nhất, các hãng sản xuất Hàn Quốc vượt qua được các yếu kém
sản xuất và marketing bằng cách tăng cường liên minh của họ với các
MNC. Sau năm 1982, Daewoo quay trở lại liên minh với General
Motors và Kia phát triển một liên minh với Ford và Mazda nhằm có
được công nghệ tân tiến và các bộ phận và linh kiện chính, cũng như
có được quyền tiếp cận mạng lưới marketing của các công ty đa quốc
gia để tham gia vào thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, chính thỏa thuận
Hyundai-Mitsubishi đã tạo nên thách thức lớn nhất cho trật tự ngành ô
tô thế giới do các MNC làm trung tâm. Để đổi lấy sự hỗ trợ cho chiến
lược xuất khẩu của Hyundai, Mitsubishi nhận quyền sở hữu 10%
Hyundai năm 1981 và gia tăng số vốn lên 14,7% năm 1985. Hãng xe
Nhật Bản này hưởng lợi từ sự tăng trưởng xuất khẩu của Hyundai
thông qua vai trò người nhượng quyền công nghệ chủ chốt và nhà
cung cấp các bộ phận, linh kiện chính. Năm 1987 Mitsubishi nâng cấp