tốn đến 123,7 triệu đô-la Mỹ. Quá trình mở rộng năng lực sản xuất
tiếp diễn nhanh chóng, tiến đến hoàn thành Giai đoạn IV vào tháng 5
năm 1983, điều này tạo cho POSCO năng lực sản xuất hàng năm lên
đến 9,1 triệu tấn. Với cái chết của Park Chung Hee vào tháng 10 năm
1979, nhiệm vụ biến POSCO thành công ty sản xuất thép dẫn đầu thế
giới đè nặng lên vai Park Tae-jun, ông này được Park lựa chọn vào
năm 1968 để xây dựng và quản lý POSCO. Công ty hoàn thành việc
xây dựng nhà máy thứ hai, Công ty Thép Tổ hợp Kwangyang, vào
năm 1992 để gia tăng tổng năng lực sản xuất hàng năm lên 21,1 triệu
tấn. Đến năm 2000, POSCO là nhà sản xuất thép lớn thứ hai thế giới,
chỉ đứng sau Nippon Steel, với sản lượng hàng năm là 28 triệu tấn. Để
đạt được vị thế này, POSCO đã gia tăng năng lực sản xuất lên 28 lần
trong 27 năm. Khó tin hơn nữa, từ năm đầu tiên hoạt động, POSCO đã
có lãi. Đến năm 2000, tỷ suất lợi nhuận hoạt động của công ty đạt
18%. Chỉ có Tập đoàn Thép Trung Hoa của Đài Loan đạt được kết quả
tốt hơn.
Làm cách nào mà “phép màu” này có thể xảy ra? Hay nó thực sự là
một phép màu? Các nghiên cứu hiện tại về phát triển công nghiệp Hàn
Quốc đều gắn chặt với các lý thuyết về nhà nước phát triển hoặc kinh
tế học tân có điển, tuy nhiên chúng tôi cho rằng không có cách tiếp
cận nào lý giải được đầy đủ lịch sử của POSCO. Dù các nghiên cứu về
nhà nước phát triển của Hàn Quốc cho thấy vai trò trọng tâm của sứ
mệnh, ý thức hệ, cách tổ chức, chiến lược và “tính gắn chặt” của nhà
nước khi định hình con đường từ ngoại vi của quá trình phát triển đến
hiện đại, nhưng chúng thiếu đi phân tích về quá trình chính trị mà nhờ
đó nhà nước Hàn Quốc đưa ra các lựa chọn chiến lược và thực thi lộ
trình phát triển đã chọn. Hơn nữa, chúng tập trung vào nghiên cứu sự
phát triển của POSCO sau năm 1973, khi hầu hết các quyết định chính
trị khó khăn về quy mô sản xuất, hoạt động cấp vốn, cơ cấu sở hữu,
liên minh xuyên quốc gia và marketing đã được quyết định. Tập trung
vào quá trình và đề cập đến giai đoạn ra quyết định chiến lược trước