năm 1973 cho thấy ba câu chuyện mà cho đến giờ vẫn chưa được lý
thuyết về nhà nước phát triển và kinh tế học tân cổ điển giải quyết ổn
thỏa.
Đầu tiên, không có gì là “kỹ trị” trong quyết định phát triển công
nghiệp thép tổ hợp hiện đại - chưa nói đến định hướng xuất khẩu - của
Hàn Quốc. Như Ngân hàng Thế giới chẩn đoán vào năm 1968, Hàn
Quốc không có thị trường và nguồn lực để thực thi nhiệm vụ này. Tuy
nhiên, vào tháng 3 năm 1962, dưới áp lực từ chính quyền quân sự, bốn
tập đoàn chaebol tham gia vào các lực lượng thành lập Công ty Trách
nhiệm Hữu hạn Thép Tổ hợp Hàn Quốc nhưng rồi đành chứng kiến
công ty sụp đổ vì thiếu vốn đầu tư. Tuy nhiên, thay vì làm nản chí Hàn
Quốc, thất bại này chỉ tạo nên các nỗ lực mới nhằm xây dựng nhà máy
thép tổ hợp vào năm 1964 và 1967. Cuối cùng, chính việc Nhật Bản
cung cấp các quỹ bồi thường thiệt hại vào năm 1969, thay vì các
khoản vay thương mại, đã cho phép Hàn Quốc khởi động dự án thép
và đã chứng minh được vai trò hàng đầu của Park cùng tham vọng của
ông thay vì sức mạnh kỹ trị từ nhà nước. Mục tiêu xây dựng nhà máy
thép tổ hợp không thể lý giải được bằng các điều kiện thị trường toàn
cầu hoặc các tiềm lực quốc gia. Chính Park là người quyết định xây
dựng POSCO bất chấp mọi khó khăn. Để lý giải cho các ưu tiên và
mối quan tâm của ông, chương 11 sẽ tìm hiểu không chỉ mối quan hệ
của an ninh quân sự, chính trị trong nước và các động lực kinh tế do
Park cảm nhận, mà cả tầm nhìn mang tính ý thức hệ “nước giàu, quân
mạnh” (pu-kuk kang-byeong) cả đời mà ông mô phỏng theo Nhật Bản
Minh Trị.
Thứ hai, việc phân tích các nỗ lực của Hàn Quốc nhằm vượt qua
tình trạng thiếu công nghệ, vốn và nhân lực khi phát triển POSCO
thành một thế lực trên thị trường thế giới cho thấy rằng chìa khóa
thành công nằm ở khả năng điều khiển mối quan hệ với các cường
quốc của Park cũng nhiều như ở các nguồn lực tổ chức nội bộ “theo
kiểu Weber” của nhà nước. Phải mất đến 7 năm, Park mới tìm được