Park xây dựng (xem chương 7), trở nên lớn hơn rất nhiều. Tuy nhiên
POSCO đã có được lợi nhuận và sự năng động, và đã tăng trưởng trở
thành một thế lực toàn cầu chỉ trong một thập niên. Kết quả ấn tượng
này đòi hỏi một cuộc phân tích nhiều tầng ở nhiều yếu tố, từ mối quan
hệ chính trị độc nhất của POSCO với Park và bộ máy quan liêu nhà
nước, đến mạng lưới xuyên quốc gia rộng khắp của công ty này với
các quan chức, ông trùm ngân hàng, các tập đoàn và các thủ lĩnh Đảng
Dân chủ Tự do (LDP) trong “Công ty Nhật Bản” và đến các công tác
tổ chức nội bộ của POSCO, bao gồm chiến lược doanh nghiệp, công
tác quản lý và chủ nghĩa công đoàn trong công ty. Ở vị trí trung tâm là
Park Tae-jun, chủ tịch sáng lập POSCO. Được sự tin tưởng ở mức độ
chưa từng có của Park và được ủy quyền rộng rãi, Park duy trì tính
thống nhất nội bộ trong liên minh nhà nước-doanh nghiệp và liên minh
đa quốc gia của POSCO ở mọi cấp độ trong đời sống doanh nghiệp
bằng cách cùng lúc đóng vai doanh nhân chính trị, người môi giới lợi
ích, người xúc tiến đối thoại và nhà chiến lược kinh doanh. Chỉ mới 41
tuổi khi được chỉ định vào năm 1968, Park nắm giữ vị trí lãnh đạo
hàng đầu của POSCO cho đến khi ông tham gia Nghị viện Quốc gia
như một thành viên Đảng Dân chủ Tự do (LDP) năm 1992.
Khởi đầu sai lầm, 1961-1969
Những năm chính quyền quân sự
Cuộc tìm kiếm công thức phát triển khả thi đáng thất vọng cho
ngành thép đã bắt đầu cùng chính quyền quân sự. Hàn Quốc lúc bấy
giờ không phải là một mảnh đất màu mỡ để xây dựng nhà máy thép tổ
hợp. Tổng sản phẩm quốc gia chỉ ở mức 1,9 tỷ đô-la Mỹ, thu nhập
bình quân đầu người vào khoảng 80 đô-la Mỹ. Hơn nữa, công ty thép
sử dụng lò nung điện đầu tiên của nước này chỉ mới vận hành năm
1963 và sản xuất được vỏn vẹn 12 tấn thép thô. Nhằm đưa đến những
thay đổi công nghệ và thị trường cần thiết để xây dựng ngành công
nghiệp thép hiện đại, chính quyền quân sự quyết tâm đi bước đầu bằng
cách huy động sức mạnh chính trị. Chính quyền quân sự lúc bấy giờ