đang bận tâm khởi tố chaebol vì các tài sản bị cáo buộc đã tích trữ
thông qua các phương tiện bất hợp pháp trong thời Đệ nhất Cộng hòa
của Lý Thừa Vãn (1948-1960). Dù chính quyền quân sự ban đầu do
dự giữa lập trường cực đoan áp đặt các hình phạt nặng để thỏa mãn
đòi hỏi công bằng từ quần chúng với quan điểm ôn hòa dùng các
khoản phạt nhẹ để bảo vệ sự ổn định kinh tế, nhưng sau đó đã nhanh
chóng kết nối vấn đề tích trữ tài sản trái phép với chính sách công
nghiệp nhằm biến chaebol thành đối tác thúc đẩy tăng trưởng. Ý định
của chính quyền quân sự là thu hút chaebol vào các chương trình công
nghiệp “con cưng”, trong đó có dự án nhà máy thép, bằng cách kết nối
các hình thức giảm phạt trực tiếp với việc tham gia vào các ngành
công nghiệp chiến lược. Như một phần trong nỗ lực ép buộc này,
chính quyền quân sự mời các tập đoàn chaebol hàng đầu đấu thầu giấy
phép tham gia vào ngành công nghiệp thép vào tháng 10 năm 1961.
Đang tìm kiếm vỏ bọc chính trị, Liên đoàn Công nghiệp Hàn Quốc
(FKI), một hiệp hội doanh nghiệp do các chaebol thành lập với sự cổ
vũ của Park, chào đón sáng kiến này. Sau khi đánh giá nhiều kế hoạch
đầu tư do chính quyền quân sự công bố, FKI đề cử Samhwa làm ứng
viên theo đuổi dự án nhà máy thép tổ hợp. Tuy nhiên nỗ lực này
không mang lại thành quả. Dự án này được khởi động lại vào tháng 1
năm 1962 khi FKI thay đổi nỗ lực đạt được một thỏa hiệp chính trị với
Park thông qua việc tham gia vào các dự án FYEDP. Bốn tập đoàn
chaebol cùng nhau khởi động Hội đồng Đầu tư Tư nhân với mục tiêu
được công bố là phát triển ngành công nghiệp thép Hàn Quốc. Với các
nguồn quỹ nhà nước và tư nhân, họ thành lập Công ty Trách nhiệm
Hữu hạn Thép Tổ hợp Hàn Quốc vào tháng 3 năm 1962 và ký kết một
thỏa thuận với một công ty sản xuất thép Tây Đức để thực hiện một
nghiên cứu khả thi vào tháng 4. Dự án này tan rã khi không đảm bảo
được nguồn vốn đầu tư từ cả trong và ngoài nước.
Vấn đề ở đây là dù có sự ủng hộ của Ủy ban Van Fleet, một nhóm
tư vấn tư nhân của Mỹ, đề xuất cấp vốn của Công ty Thép Tổ hợp Hàn