Mặt khác, đối với Park, đổi hướng chính sách sang thúc đẩy xuất
khẩu năm 1964 là chiến thuật, không phải chiến lược. Ông chọn cách
đi chậm lại thay vì hủy bỏ lộ trình HCI. Thay vì lao vào một “cú hích
lớn” với rất nhiều các dự án công nghiệp nặng và hóa chất được khởi
động cùng lúc ở nhiều ngành công nghiệp, Park trở nên kén chọn hơn
khi lựa chọn các dự án HCI. Trong số các dự án được lựa chọn để tiếp
tục nỗ lực phát triển có ngành thép. Khi xem xét những thay đổi trong
chiến lược hiện đại hóa tổng thể của Hàn Quốc cùng với việc Park
chấp thuận sửa đổi FYEDP lần thứ nhất, Bộ Thương mại và Công
nghiệp (MCI) tham gia vào cuộc tranh luận rộng về tầm quan trọng
căn bản của ngành công nghiệp này và tập trung vào những câu hỏi
sau:
• Có đưa ngành thép vào danh mục “các lĩnh vực chiến lược” được hưởng
chương trình hỗ trợ nhà nước phối hợp hay không;
• Làm thế nào để đảm bảo vốn đầu tư và công nghệ cần thiết cho phát triển
ngành này đồng thời cắt giảm chương trình ngân sách nào để cung cấp nguồn lực
cho ngành thép;
• Có nuôi dưỡng ngành thép từ một ngành nhập khẩu trở thành xuất khẩu, và nhờ
đó gia tăng quy mô sản xuất mục tiêu đến mức cạnh tranh quốc tế, hay không; và
• Phân công nghiệm vụ phát triển ngành thép cho lĩnh vực tư hay công.
Như kỳ vọng, kết quả của các cuộc tranh luận nội bộ này là việc
MCI xác nhận mục tiêu xây dựng nhà máy thép tổ hợp trên quy mô
cạnh tranh quốc tế, được nhiều người biết là ưu tiên của Park và cũng
nằm trong lợi ích tổ chức của MCI. Tuy nhiên, kinh nghiệm đau
thương trong giai đoạn 1961-1963 khiến MCI và EPB nghĩ ra một
chiến lược mới để giải quyết các trở ngại cấu trúc mà Park và các đối
tác FKI của ông từng phải đối mặt từ năm 1961. Phản ánh tinh thần
“quyết chí ắt làm nên” của Park và nỗi ám ảnh về thép, MCI và EPB
thẳng thắn tái khẳng định công nghiệp thép là một ngành chiến lược,
nhưng cũng đề xuất biến lĩnh vực này thành ngành xuất khẩu, từ đó
tiếp thêm đà cho nỗ lực xây dựng nhà máy thép tổ hợp thứ tư của