Park. Nền kinh tế Hàn Quốc lúc bấy giờ được thổi đầy tầm nhìn về
một lộ trình xuất khẩu theo mô hình Nhật Bản. Quyết định theo đuổi
ngành công nghiệp thép định hướng xuất khẩu dẫn đến gia tăng đáng
kể quy mô vốn cần thiết vì tính cạnh tranh xuất khẩu phụ thuộc vào
tính kinh tế theo quy mô. Một phần vì việc điều chỉnh tăng các mục
tiêu chỉ tiêu và một phần vì thất bại của các tập đoàn chaebol trong
việc hợp nhất một liên minh các nhà đầu tư xuyên quốc gia vào năm
1961 và 1962, MCI và EPB cũng chọn quyền sở hữu công cho nhà
máy thép tổ hợp. Xây dựng một nhà máy thép tổ hợp cạnh tranh quốc
tế là một dự án quá lớn đối với bất kỳ một tập đoàn chaebol nào. Giao
phó việc sản xuất thép độc quyền cho một chaebol đơn lẻ cũng sẽ kéo
theo các chi phí thù địch chính trị ở cộng đồng doanh nghiệp Hàn
Quốc còn lại và gây ra cuộc náo loạn quần chúng vì những ngụ ý về
phân chia của cải. Câu hỏi duy nhất còn lại chưa được hồi đáp đó là
làm cách nào để có được tiền và công nghệ cần thiết phục vụ mục đích
phát triển một nhà máy thép tổ hợp sở hữu nhà nước và định hướng
xuất khấu.
Đối tác sai lầm
Thất bại khi xem Hoa Kỳ là đối tác hoặc nhà bảo trợ để phát triển
nhà máy thép tổ hợp năm 1961 và 1962 không khiến Park tìm kiếm
các nhà đầu tư tiềm năng khác trong lần đánh cược thứ tư nhằm xây
dựng nhà máy thép tổ hợp. Kể cả khi Park ủng hộ việc các tập đoàn
chaebol lựa chọn một nhà sản xuất thép Tây Đức để tiến hành nghiên
cứu khả thi năm 1962, ông vẫn mong đợi sự hỗ trợ tài chính từ Hoa
Kỳ. Trong chuyến viếng thăm nhà nước đến Hoa Kỳ năm 1965, Park
thậm chí còn cố sức khảo sát nhà máy thép tổ hợp ở Pittsburgh và thảo
luận về khả năng phát triển ngành công nghiệp thép bản địa với
Koppers. Hy vọng hợp tác với Hoa Kỳ tiếp nối vào năm 1967 vì ông
cho rằng lòng tin và sự ủng hộ của siêu cường mà ông đã tạo dựng
bằng cách gửi quân chiến đấu sang miền Nam Việt Nam sẽ khiến nhà
tài trợ tiềm năng này đổi ý. Dù các khoản bồi thường thiệt hại khổng