Thỏa thuận này cuối cùng được thông qua ở Cuộc họp Bộ trưởng
Hàn Quốc — Nhật Bản hằng năm lần thứ ba vào tháng 8 năm 1969.
Dưới áp lực chính trị và ý thức về các rào cản vô cùng cao về hoạt
động xây dựng nhà máy thép tổ hợp dựa trên nền tảng thương mại,
Kim Hak-ryeol chọn chiến thuật bên miệng hố,
thẳng thừng khẳng
định sẽ “không có tuyên bố chung nếu Nhật Bản không đồng ý về việc
xây dựng POSCO” bằng các quỹ bồi thường và công nghệ Nhật Bản.
Người Nhật đồng ý, từ đó việc xây dựng nhà máy thép được tiến hành.
Vào tháng 9 cùng năm, Nhật Bản thành lập Ủy ban Akazawa để phối
hợp các hoạt động của Nhật. Nguyên trưởng ban đối ngoại của Công
ty Thép Fuji, Ariga Toshikiko, chịu trách nhiệm giám sát hoạt động
chuyển giao quỹ và công nghệ trong vai trò giám đốc của Nhóm Nhật
Bản, một liên minh các công ty Nhật Bản tham gia vào dự án POSCO.
Nhóm Nhật Bản đảm nhận phần thu mua máy móc thiết bị, trị giá 107
triệu đô-la Mỹ, từ các nguồn cung cấp Nhật Bản. Việc xuất khẩu một
dây chuyền sản xuất thép lên đến vài triệu đô-la được ngành thép Nhật
Bản đón nhận như một phương thức để vượt qua các khó khăn thị
trường do các biện pháp hạn chế xuất khẩu tự nguyện (các VER) của
Hoa Kỳ gây nên.
Với các quy trình hoạch định chính sách chậm chạp được định
hướng bởi nguyên tắc xây dựng đồng thuận của Nhật Bản, việc các
lãnh đạo doanh nghiệp, chính trị và bộ máy quan liêu đồng ý hỗ trợ
POSCO chỉ trong vòng 9 tháng đàm phán là hiện tượng rất đáng chú
ý. Động lực quan trọng thúc đẩy quá trình hoạch định chính sách Nhật
Bản được hình thành từ thực tế rằng dự án, như đề xuất, chỉ đòi hỏi
đổi hướng một phần các khoản vay ưu đãi vốn được cam kết sử dụng
vào mục đích bồi thường thiệt hại. Chắc chắn là việc EPB có thể xây
dựng liên minh xuyên quốc gia bằng một chiến lược dựa trên hoạt
động bồi thường thiệt hại có một giới hạn nào đó. Khi các nguồn quỹ
nhanh chóng cạn kiệt, mối quan hệ kinh tế song phương giữa Hàn
Quốc và Nhật Bản sẽ nhanh chóng đổi hướng thành quan hệ thương