mại được dẫn dắt chủ yếu bởi các động lực lợi nhuận, điều này buộc
POSCO phải khiến nhà máy thép của công ty sinh lợi càng sớm càng
tốt. POSCO ra đời từ đàm phán chính trị, nhưng sự tồn tại của công ty
lại đòi hỏi khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Park là “người
mẹ” còn EPB là “hộ sinh” của công ty, nhưng việc nuôi nấng cần một
CEO có năng lực, bên cạnh sự tiếp tục hỗ trợ của “người mẹ và hộ
sinh”. CEO đó chính là Park Tae-jun.
Nhà nước phát triển
Theo trưởng ban cố vấn Kim Jeong-rycom nhớ lại, Park vẫn còn là
một “thế lực dẫn dắt” đứng sau dự án POSCO sau năm 1969.
Nắm
giữ sức mạnh và quyền hạn còn lớn hơn những năm 1960, Park đảm
bảo rằng những tranh cãi vặt giữa các bộ sẽ không làm chậm hoạt
động xây dựng POSCO và ngăn cản hoạt động sinh lời của công ty.
Chỉ trong giai đoạn 1970-1973, Park đã tiến hành 13 chuyến viếng
thăm đến khu vực thi công để cho bộ máy quan liêu nhà nước thấy
được mối quan tâm rõ ràng của ông với dự án. Quan trọng không kém,
ông yêu cầu Park Tae-jun báo cáo trực tiếp với ông về hoạt động tuyển
chọn các quản lý cấp cao. Không chỉ vậy, theo yêu cầu của Park, Park
cho POSCO được miễn đóng góp vào ngân quỹ của đảng chính trị.
Ông sẽ không để POSCO suy sụp dưới các áp lực chính trị sau tất cả
những khó khăn ông phải trải qua từ năm 1961.
Thú vị là Nhật Bản cũng tham gia vào nỗ lực này nhằm đưa
POSCO đi đúng hướng. Như một phần của thỏa thuận, các nhà sản
xuất thép Nhật Bản yêu cầu Park nâng cao năng lực nhà nước để thiết
lập nền tảng thể chế vững chắc cho POSCO. Nhắc lại đề xuất của họ,
Akazawa Shouichi, giám đốc cục Điều phối thuộc Cơ quan Kế hoạch
Kinh tế Nhật Bản, đặt ra với Phó Thủ tướng Hàn Quốc Kim Hak-ryeol
ba điều kiện tiên quyết để có được sự hợp tác của Nhật Bản trong
ngành thép khi ông giữ vị trí trưởng phái đoàn Nhật Bản:
• Nhà nước Hàn Quốc cần tiếp tục đóng vai trò chủ động trong công tác huy
động vốn đầu tư nội địa để tối thiểu hóa các rủi ro và chi phí tài chính hình thành