ông càng khó phân tích hơn khi ông đi ngược lại những thông lệ trong
hầu hết những thời khắc ra quyết định quan trọng, chấp nhận những
rủi ro to lớn với hy vọng về một sự thịnh vượng chính trị và kinh tế
khó khả thi. Vì chiến lược hiện đại hóa đầy rủi ro thường khiến Park
sử dụng đến các liệu pháp sốc, từ việc bắt giữ các chủ sở hữu chaebol
với tội danh tích lũy tài sản cấm vào năm 1961 (Chương 9) đến sắc
lệnh khẩn cấp đóng băng các khoản thanh toán lãi suất của các khoản
nợ trên thị trường chứng khoán tư nhân phi chính thức năm 1972
(Chương 7) và sử dụng các sắc lệnh quân đội cùng với thiết quân luật
để trấn áp những thách thức leo thang từ nhóm bất đồng chính kiến
chaeya, các chính trị gia đối lập và các lực lượng xã hội mới nổi
(Chương 5,6 và 15). Không chỉ những ưu tiên của ông cho chiến lược
hiện đại hóa rủi ro cao, lợi nhuận cao và chi phí cao mà còn khả năng
ông tiếp tục duy trì con đường hiện đại hóa đó mặc cho vô số khủng
hoảng chính trị và kinh tế - nhiều cuộc khủng hoảng trong số này ông
phải gánh trách nhiệm cá nhân vì đã theo đuổi chiến lược rủi ro cao,
lợi nhuận cao và chi phí cao - trong vòng 18 năm ròng cần một lời giải
thích. Hai câu hỏi về sự ưu tiên và khả năng của ông yêu câu nhiều
chương sách phải giải quyết các vấn đề giữa cấu trúc luận và tác nhân
luận.
Nổi lên trong phân tích của chúng tôi, Park Chung Hee là một người
có tính cách phức tạp chỉ có thể hiểu được khi kết hợp các mặt đối lập
trong phép phân tích. Đầu tiên, là một người lính của quân đội hoàng
gia Nhật Bản trước năm 1945 và một sĩ quan pháo binh thuộc các lực
lượng vũ trang đang hiện đại hóa nhanh chóng của Hàn Quốc sau năm
1948, Park trông như một quan chức hoàn toàn khác với phong cách tẻ
nhạt và quan điểm thực dụng. Tuy nhiên, dưới vẻ bề ngoài đó ẩn giấu
một tầm nhìn cách mạng mang tính ý thức hệ về “nước giàu, quân
mạnh” (Chương 4). Thứ hai, là con trai của một nông dân nghèo, ông
cũng trông giống như một người theo chủ nghĩa vật chất chỉ quan tâm
đến kyong—chae chaeiljuui (kinh tế trước tiên) khi chủ trì các cuộc