người gây quỹ của DRP mang lại, các đảng phái chính trị đối lập cùng
khoảng 200 lãnh đạo xã hội dân sự đã thành lập Ủy ban Quốc gia
Chống đối Ngoại giao Nhục nhã với Nhật Bản và bắt đầu tổ chức các
cuộc phản đối khắp cả nước. Ban đầu, phe đối lập xác định các phòng
trào chống đối nhằm đấu tranh chống lại sự phản bội chủ nghĩa dân
tộc Hàn Quốc của Park. Cuối cùng, những người tham gia tập trung
vào hệ thống chính trị mà Park đã cá nhân hóa làm mục tiêu phản đối.
Chỉ trích nặng nề quan điểm “dân chủ dân tộc chủ nghĩa” của Park là
độc tài, các nhà hoạt động sinh viên tổ chức “tang lễ cho dân chủ dân
tộc chủ nghĩa” vào ngày 20 tháng 5. Họ cũng bác bỏ khẳng định của
Park rằng ông là người kế thừa các lý tưởng của cuộc Cách mạng Sinh
viên 19 tháng 4. Ngược lại, trong mắt họ, Park là một kẻ đảo chính thủ
cựu - không hề có tinh thần cách mạng - người đảo ngược làn sóng
lịch sử chống thực dân và chống phong kiến trong các phong trào
chống đối trước đây của họ.
Từ đó đã sinh ra lực lượng chaeya hiện đại. Chaeya tự xem mình là
lực lượng của lương tri trong cuộc đấu tranh chống lại Park Chung
Hee “bất công và tàn độc”. Các nhà hoạt động chaeỵa là những học
giả “thực tế”, không phải là các oyong (các học giả vô nguyên tắc
được chính phủ bảo trợ). Được dẫn dắt bởi tinh thần thượng tôn đạo
đức, chaeya giúp đỡ các chính trị gia NDP khởi động đòn tấn công
trực diện vào chính quyền nhà nước vào ngày 3 tháng 6 năm 1964.
Khoảng 10.000 sinh viên đã đổ ra đường phố Seoul và các thành phố
lớn khác để buộc Park từ chức. Cảnh sát báo cáo rằng những người
biểu tình đã thiêu rụi một đồn cảnh sát. Các sinh viên giận dữ thậm chí
còn diễu hành đến Nhà Xanh, khiến giới cầm quyền chính trị lo lắng
khi nhớ lại cuộc phản đối của quần chúng từng lật đổ Lý Thừa Vãn chỉ
mới bốn năm trước. Park phản ứng ngay lập tức. Ông tuyên bố thiết
quân luật nhằm cấm tụ họp và biểu tình chính trị ở Seoul. Ông cũng
tiến hành kiểm duyệt báo chí, đóng cửa tất cả các trường học, cho
phép bắt giam lãnh đạo và người tổ chức biểu tình không cần lệnh của