vệ nền dân chủ của Hàn Quốc, “cần phải nhớ rằng phe phát-xít đã biện
minh cho sự tồn tại của họ vì nhu cầu ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản”.
Tuy nhiên, trong khi cố gắng ngăn chặn Park sử dụng ý thực hệ
chiến tranh lạnh của Hàn Quốc để trừng trị các lực lượng đối lập,
chaeỵa cũng giữ khoảng cách với “cánh cực tả”, không chỉ vì lập
trường nhất quyết chống chủ nghĩa cộng sản của họ mà còn vì nhu cầu
không tạo cho Park lý do để ra tay. Khi Đảng Cách mạng Thống nhất
(URP) ngầm thành lập năm 1969 với ý thức hệ cộng sản chủ nghĩa
Triều Tiên làm kim chỉ nam, không có nhà hoạt động chaeya nào
muốn trở thành thành viên. URP không chỉ có ý thức hệ thân Triều
Tiên; đảng này còn có những liên kết tổ chức với Bình Nhưỡng. Mặc
dù thế hệ các lãnh đạo sáng lập chaeya lấy mục tiêu là chống Park, vì
thống nhất và bình đẳng, nhưng các nỗ lực của Triều Tiên nhằm tạo ra
nền tảng ủng hộ trong số các nhà hoạt động chaeya đã thất bại thảm
hại.
Các lãnh đạo NCOCR đã chuốc lấy thất vọng, lời kêu gọi giới văn
nhân, nghệ sĩ, giáo sư và các lãnh đạo tôn giáo đừng để bị DRP và
KCIA mua chuộc không giành được sự ủng hộ rộng rãi trong xã hội.
Chaeya chuyển sang chiến lược huy động sinh viên vốn được chứng
minh bằng cách tổ chức hàng loạt các buổi thuyết giảng, nhưng lần
này cũng không thể kích động một cuộc biểu tình quần chúng chống
lại việc sửa đổi hiến pháp. Các nhà hoạt động sinh viên phát đi những
tuyên bố chống đối công khai, xuống đường để biểu tình và tổ chức
tuyệt thực, nhưng không động thái nào tạo ra được hiện tượng giống
với cuộc biểu tình chống hiệp ước ngày 3 tháng 6 năm 1964. Khi lần
sửa đổi hiến pháp này được thông qua bởi 65,1 % phiếu thuận trong
cuộc trưng cầu dân ý với 77,1% cử tri tham gia vào tháng 10 năm
1969, những sinh viên chống đối giảm đi nhanh chóng, điều đó buộc
chaeya phải đợi đến cuộc bầu cử tổng thống năm 1971 mới có sức
mạnh tái tham gia vào chính trị.