F. Kennan còn nhắc lại về điều vẫn luôn là lập trường của Hoa Kỳ liên
quan đến mối quan hệ Hàn - Nhật:
Những người [Nam] Triều Tiên phản đối việc thiết lập quan hệ thỏa đáng với
một nước Nhật đầy lòng ưa chuộng hòa bình lúc này chứng tỏ họ ít trân trọng
những lợi ích có được từ Mỹ và hầu như không có ý định giúp đỡ Hoa Kỳ trong
việc thực thi nhiệm vụ vốn được xem là của nước này ở Hàn Quốc... Nếu chế độ
ở Hàn Quốc, với những thất bại trong nước nghiêm trọng ở mọi mặt, chắc chắn
là một gánh nặng cho chính sách của Mỹ với Nhật, rốt cuộc sẽ buộc phải có một
sự xem xét lại trong chính sách đối với [Nam] Triều Tiên nói chung; vì [Nam]
Triều Tiên quan trọng, nhưng Nhật Bản còn quan trọng hơn.
Chắc chắn Nhật Bản vẫn là đồng minh quan trọng nhất của Hoa Kỳ
ở Đông Á mặc cho quan hệ Mỹ - Hàn được củng cố mạnh trong Chiến
tranh tại Việt Nam. Tuy nhiên, cuộc chiến này đặt những hệ quả to lớn
lên bối cảnh chính trị-chiến lược ở khu vực Đông Á, tạo ra những thay
đổi quan trọng trong cách thức Hoa Kỳ thực thi chính sách Đông Á.
Với viễn cảnh lính chiến đấu Hàn Quốc tham gia cùng lính Mỹ ở Việt
Nam, Hoa Kỳ am hiểu hơn về các vấn đề mà Hàn Quốc phải đấu tranh
với Nhật Bản trong các cuộc đàm phán bình thường hóa. Kennan đã
đúng khi cho rằng đối với Hoa Kỳ, Hàn Quốc mang tầm quan trọng
chiến lược thấp hơn Nhật Bản. Tuy nhiên, do không cân nhắc đầy đủ
việc Johnson chìm vào vũng lầy Việt Nam, Kennan không thể đánh
giá chính xác những tác động chính trị từ sự tham gia quân sự của Hàn
Quốc vào Chiến tranh tại Việt Nam. Nhờ có trận chiến, Park đã có thể
ảnh hưởng đến định hướng chính sách của Mỹ về các cuộc đàm phán
bình thường hóa hơn mức Kennan có thể tưởng tượng ra. Thay vì chỉ
là một “gánh nặng vô ích”, Hàn Quốc sắp trở thành một phần trọng
tâm trong chính sách của Mỹ ở Đông Á.
Cú hích cuối cùng để hoàn tất các cuộc đàm phán bình thường hóa
chỉ đến vào cuối năm 1964 khi, với một sự tình cờ rất may mắn, các
bộ trưởng ngoại giao mới mà hai bên chỉ định đều là những người ủng
hộ hiệp ước mạnh mẽ: Yi Dong-won ở Hàn Quốc và Shiina