cho đến đầu những năm 1980. Chính phủ ủng hộ các nỗ lực của những
công ty lớn nhất nhằm phát triển tính kinh tế theo quy mô bằng cách
ngăn cản những kẻ tham gia mới.
Ở thị trường trong nước dành cho xe khách quy mô thông thường,
Toyota và Nissan hoàn toàn thống trị; họ cũng phát triển và duy trì cơ
sở hạ tầng sản xuất phụ tùng để cung cấp cho các công ty khác, gồm
cả Honda và các nhà sản xuất của mảng xe mini do hệ thống thuế Nhật
Băn tạo ra; thật ra, một số nhà lắp ráp khác, như Hino và Daihatsu, là
công ty con của hai tập đoàn dẫn đầu này. Trong khi gần như tất cả các
nhà lắp ráp cố gắng kết nối với các hiệp hội nhà cung cấp, thì hầu hết
các nhà cung cấp cho Toyota cung cấp các bộ phận cho mọi nhà lắp
ráp ngoại trừ Nissan và ngược lại.
Chắc chắn là Honda có tinh thần kinh doanh thật sự, tuy nhiên khi
tập đoàn này đầu tư mạo hiểm vào lắp ráp ô tô, nó đã là một trong
những nhà sản xuất xe mô tô lớn nhất thế giới. Tập đoàn này phụ
thuộc vào cơ sở cung cấp trong nước được bảo hộ, tuy nhiên không
bao giờ tìm cách thách thức Toyota và Nissan ở thị trường trong nước,
mà thay vào đó trông cậy chủ yếu vào xuất khẩu. Quan trọng hơn,
không doanh nghiệp nào khác cố gắng gia nhập ngành này sau Honda
năm 1964. Sau sự tham gia của Honda, MITI có một số thành công
nhỏ trong việc khuyến khích kết hợp và tái sắp xếp công nghiệp láp
ráp, đáng chú ý là vụ sáp nhập Prince vào Nissan. Chính phủ cũng ủng
hộ tập đoàn hóa một số công ty khác nhau vào các gia đình Toyota và
Nissan. Có tầm quan trọng cao hơn nữa là hoạt động tài trợ công, đã
khuyến khích giai đoạn kết hợp và hợp lý hóa ngành công nghiệp bộ
phận, những năm 1960, một động thái mà kể cả những người chỉ trích
MITI cũng thừa nhận là có tác động đáng kể. Các doanh nghiệp sản
xuất bộ phận cũng là người hưởng lợi từ sự hào phóng của LDP nhằm
vào các công ty nhỏ và hỗ trợ kỹ thuật từ cả MITI và chính quyền địa
phương.