của British Leyland, quản lý dự án này. Các khoản cho vay nước ngoài
được chính phủ Hàn Quốc đảm bảo cung cấp hơn 80% số vốn đầu tư,
trong khi các khoản cho vay chính sách và các điều kiện thuế rộng rãi
cũng góp phần.
Lượng cầu trong nước tăng nhanh chóng từ mức
ban đầu cực kỳ thấp.
Hầu hết câu chuyện về nền công nghiệp ô tô Hàn Quốc đều minh
chứng cho đóng góp to lớn của Kế hoạch Phát triển Dài hạn năm
1974, tuy nhiên quan trọng là phải nhận ra những hạn chế trầm trọng
của ngành công nghiệp này đến cuối chế độ của Park. Kể cả với mức
đỉnh là 113.564 chiếc xe khách và 78.576 xe tải vào năm 1979 - không
cao hơn nhiều so với Đài Loan, thì quy mô sản xuất cũng còn xa mới
đạt đến lợi thế kinh tế theo quy mô. Hyundai bắt đầu xuất khẩu năm
1976, tuy nhiên, với số lượng rất ít - đơn xuất khẩu đầu tiên gồm 6
chiếc đến Ecuador. Chất lượng thì khủng khiếp, phản ánh rõ nhất
thông qua việc những chiếc xe được đẩy ra nước ngoài với giá thấp
đáng kinh ngạc - giá thấp hơn một nửa giá ở thị trường trong nước.
Chiến thuật như vậy không chỉ vi phạm hoàn toàn các chuẩn mực
thương mại quốc tế mà còn không bền vững về mặt kinh tế. Theo lời
của một giám đốc Hyundai, “Giữa năm 1972 và 1978, Hyundai
Motors gần như là một công ty phá sản được hỗ trợ bởi các công ty
Hyundai khác.” Và Hyundai là doanh nghiệp mạnh nhất trong số các
hãng xe Hàn Quốc.
Tình hình càng tồi tệ hơn khi nền kinh tế Hàn Quốc đổ vỡ vào năm
1980. Khi lộ trình công nghiệp nặng của Park đạt đến đỉnh cao vào
cuối những năm 1970, lạm phát, nợ và công suất sử dụng thấp gây khó
khăn cho nền kinh tế. Trong cuộc bầu cử Quốc hội tháng 12 năm
1978, đảng đối lập đứng đầu đã có được đa số phiếu bầu dù các
nguyên tắc bầu cử trong hiến pháp yushin giúp đảng cầm quyền luôn
nắm giữ quyền lực. Chính quyền của Park bắt đầu cắt giảm chi phí,
tuy nhiên cú sốc dầu thứ hai càng làm những khó khăn này thêm tồi tệ.
Sau đó vào tháng 10 năm 1979, Park bị ám sát. Đến năm 1980, công