Tuy có nhiều khác biệt quan trọng ngăn cách Hàn Quốc với những
cường quốc công nghiệp lớn khác ở Đông Á, nhưng khi nói về các dự
án phát triển trọng yếu như thúc đẩy các ngành công nghiệp thép và ô
tô, Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc lựa chọn và thực thi các chính
sách có phần tương đồng nhiều hơn các nhà chuyên môn trong khu
vực thường đánh giá. Những điểm khác biệt thường lớn hơn giữa các
ngành công nghiệp so với giữa các nước. Nhà sản xuất thép khổng lồ
của Hàn Quốc, Công ty Sắt Thép Pohang, không chỉ trông giống
Nippon Steel của Nhật Bản, một trong các thế lực chính đứng sau hoạt
động thiết kế và xây dựng ban đầu của POSCO, mà còn đi theo con
đường phát triển đặc biệt giống với con đường của China Steel ở Đài
Loan, dù với việc xây dựng nhà máy Kwangyang, POSCO tiến xa hơn
trên con đường đó. Ở ngành ô tô, Hàn Quốc gần như đi theo các mẫu
hình của Nhật. Công nghiệp ô tô Hàn Quốc trở nên thành công hơn rất
nhiều so với ngành này ở Đài Loan, nhưng như chương này đã nhấn
mạnh, Hàn Quốc không vươn lên dẫn đầu một cách dứt khoát cho đến
khi chính quyền Chun tái tổ chức ngành công nghiệp này trong tình
trạng hỗn loạn xoay quanh cái chết của Tổng thống Park. Các ngành
công nghiệp có vai trò quan trọng: đối với các hãng sản xuất thép tổ
hợp, lắp đặt và quản lý năng lực sản xuất sẽ luôn cực kỳ thiết yếu,
trong khi các nhà sản xuất ô tô ở mọi nước tập trung nhiều hơn vào
các mẫu thiết kế mới và quan hệ với các nhà thầu nhỏ và đại lý. Các
chính phủ thường áp sức ảnh hưởng mang tính quyết định lên các
công ty thép, nhưng cũng thường có nhiều quan hệ phức tạp đặc thù
với các doanh nghiệp ô tô.
Dĩ nhiên, nói rằng tất cả các chính phủ Đông Bắc Á đều chọn
phương pháp nhà nước chỉ huy phát triển kinh tế, dù hoạt động thúc
đẩy ngành ô tô khá khác so với ngành thép, thì không có nghĩa rằng
phương pháp của họ đều giống nhau. Thật ra, tôi cho rằng những khác
biệt trong hệ thống chính trị của ba nước có những ẩn ý quan trọng đối
với chính sách công nghiệp. Những khác biệt quan trọng thậm chí xuất