hiện ở cả hai ngành công nghiệp chiến lược được thảo luận ở đây. Ví
dụ, từ trước đến thời điểm đó, Nhật Bản có nền kinh tế lớn nhất và tiên
tiến nhất ở Đông Bắc Á; sự can thiệp của chính phủ, thậm chí vào
ngành thép và ô tô, thường có xu hướng gián tiếp hơn (đặc biệt
khoảng sau năm 1970) và thường bị chính trị hóa một cách rõ rệt.
Điểm khác biệt cốt lõi giữa Hàn Quốc và các nước khác là việc sử
dụng mạnh mẽ tín dụng ưu đãi và các khoản bảo lãnh cho vay của
chính phủ. Cần lưu ý rằng các khoản cho vay và bảo lãnh đó không
chỉ dành cho chaebol mà còn cả các doanh nghiệp công. Điểm khác
biệt lớn nhất giữa POSCO và China Steel, hai công ty nói chung đi
theo những quỹ đạo phát triển đặc biệt giống nhau, là sự ủng hộ mạnh
mẽ của chính phủ Hàn Quốc dành cho tăng trưởng kể cả với cái giá là
tỷ lệ sinh lợi thấp. Đài Loan, luôn cẩn trọng hơn Hàn Quốc, lại càng
cẩn trọng hơn nữa qua thời gian. Ví dụ, trong trường hợp ngành bán
dẫn, chính phủ Đài Loan đóng một vai trò tiên phong quan trọng,
nhưng nhanh chóng tư nhân hóa các cơ sở sản xuất. Chính phủ Đài
Loan tiếp tục hỗ trợ ngành này với các khoản miễn thuế và tài trợ
nghiên cứu, nhưng để công ty tự chịu trách nhiệm với hoạt động cấp
vốn, dẫn đến việc ngày càng tận dụng được thị trường vốn thay vì phụ
thuộc vào các ngân hàng do nhà nước sờ hữu hoặc chỉ huy.
Tương tự như vậy, hoạt động cấp vốn cho các nhà xuất khẩu thành
công ở Hàn Quốc ảnh hưởng mạnh mẽ đến các doanh nghiệp nhỏ và
vừa. Trái với ấn tượng gần như bao trùm, đóng góp vào việc làm và
sản lượng từ các doanh nghiệp nhỏ ở Hàn Quốc gần như lớn bằng ở
Đài Loan,
nhưng như chúng tôi đã đề cập trong trường hợp ngành
ô tô, các doanh nghiệp nhỏ ở Hàn Quốc phụ thuộc nhiều hơn vào các
nhà lắp ráp lớn để được hỗ trợ về mặt tài chính và xuất khẩu. Mặt
khác, trong khi các tập đoàn chaebol lớn đóng vai trò quan trọng ở
Hàn Quốc hơn ở Đài Loan, thì các tài liệu được xem xét ở đây không
cho thấy rằng họ thật sự độc lập với các hỗ trợ và kiểm soát của chính
phủ vào cả thời chế độ Park hay sau khi chế độ đó sụp đổ.