khăn nhưng không hề làm cho các tập đoàn này mạnh hơn về mặt tài
chính. Ngược lại, chiến lược hợp lý hóa công nghiệp theo kiểu của
Park khiến chaebol mắc sâu hơn vào chiếc bẫy hiểm họa đạo đức khi
chúng càng đa dạng hóa và tập đoàn hóa với niềm tin rằng có thể trông
cậy được vào sự giải cứu của nhà nước trong trường hợp có cú sốc
cung hoặc cầu từ ngoài nước. Do đó, nhiệm vụ chấm dứt chu kỳ bùng
phát và đổ vỡ ở tầm vĩ mô và kỷ luật hóa các hiểm họa đạo đức của
các tập đoàn chaebol ở tầm vĩ mô mà không làm tê liệt các nguồn tăng
trưởng đã bị đẩy cho những người kế nhiệm Park.
Tuy nhiên không may là tận cho đến khi cuộc khủng hoảng tài
chính châu Á ập đến với Hàn Quốc năm 1997, những người kế nhiệm
Park - dù độc tài hay dân chủ - đều như nhau bỏ qua lựa chọn thiết lập
kỷ luật lên chaebol bằng một chính sách giải thoát đáng tin cậy dựa
trên mối đe dọa phá sản của thị trường để tránh bước chuyển ngược
trong chính sách công nghiệp và tài chính tổ chức làm bùng phát
những thất bại to lớn của doanh nghiệp và ngân hàng. Cũng như Park,
họ sử dụng các biện pháp phụ nhằm kiềm chế ham muốn của các tập
đoàn chaebol đối với các khoản cho vay, và cũng như Park, họ thất
bại, dù ở các mức độ khác nhau. Đã chứng khiến cuộc khủng hoảng
đình/lạm phát năm 1979 lật đổ Park, Chun Doo-hwan (1980-1988)
chấm dứt chu kỳ bùng phát và đổ vỡ ở tầm vĩ mô bằng cách chấm dứt
hoạt động cho vay chính phủ dễ dãi và các chính sách tiền tệ khác, tuy
nhiên ông thất bại ở các nhiệm vụ khác nhằm xóa bỏ hiểm họa đạo
đức của các chaebol ở tầm vĩ mô vì ông đã sử dụng chiến lược hợp lý
hóa công nghiệp của người tiền nhiệm do sợ bất ổn hệ thống. Năm
1981, làm theo Park trong chính sách công nghiệp, Chun Doo-hwan
đã thấy được một số ít hoạt động hoán đổi kinh doanh giữa các tập
đoàn chaebol hàng đầu của Hàn Quốc nhằm cắt giảm năng lực dư thừa
và khuyến khích chuyên môn hóa, nhưng rồi chỉ nhận được một cuộc
khủng hoảng thanh khoản khác đè nặng lên các chaebol nhỏ hơn và
các tập đoàn xây dựng năm 1985, điều đó khiến ông phải xử lý bằng