lớn, và áp thuế đặc biệt lên “thu nhập không kiếm được”
từ đầu cơ
bất động sản, và để ra lệnh bán đất không dùng đến với lời đe dọa cắt
giảm tín dụng, thanh tra thuế và trưng dụng, tuy nhiên thậm chí như
vậy cũng không hàm ý về một sự chuyển dịch mô hình trong chính
sách đối với chaebol. Quan niệm phổ biến về đất đai được đưa vào
chính sách để kiềm giữ giá đất và chuyển vốn đầu tư vào những lĩnh
vực kinh doanh có sản lượng cao hơn. Như vậy, chính sách này chỉ
cho thấy việc tăng cường chính sách công nghiệp truyền thống nhằm
buộc chaebol tập trung vào các hoạt động kinh doanh chính thay vì
tìm kiếm các hình thức tổ chức kinh doanh thay thế.
Ý tưởng thay thế lời đe dọa thoái vốn cho các hoạt động hoán đổi
kinh doanh do nhà nước môi giới, điều phối và trợ cấp tái xuất hiện
dưới thời tổng thống Kim Young-sam (1993-1998) trong chính sách
“chuyên môn hóa lĩnh vực” năm 1993. Theo chính sách này, mỗi tập
đoàn chaebol hàng đầu chọn sáu hoặc bảy công ty liên kết hoạt động
trong hai hoặc ba “lĩnh vực cốt lõi” như các doanh nghiệp độc tôn với
thống nhất rằng nhà nước sẽ dỡ bỏ các quy định hạn chế về các khoản
cho vay ngân hàng cho những công ty này để đổi lấy việc ngăn các tập
đoàn phát hành những khoản bảo lãnh vay nợ mới cho các doanh
nghiệp liên kết khác. Kết quả không đạt được gì ngoài chuyên môn
hóa. Cũng như trong trường hợp chính sách doanh nghiệp chính của
Roh năm 1991, chính sách công ty dẫn đầu của Kim Young-sam làm
tồi tệ thêm những hiểm họa đạo đức và đẩy mạnh mở rộng công ty.
Không những thế, vì nền kinh tế Hàn Quốc được tái phân loại từ 73
còn 15 lĩnh vực công nghiệp theo chính sách doanh nghiệp độc tôn,
nên chaebol không gặp phải ràng buộc thật sự nào trong các lựa chọn
mở rộng doanh nghiệp, vì quá trình đa dạng hóa hàng ngang và tích
hợp hàng dọc trong các lĩnh vực lựa chọn về bản chất là sự chuyên
môn hóa doanh nghiệp. Thậm chí chính sách chuyên môn hóa lỏng
này cũng sụp đổ khi Tập đoàn Samsung vận động hành lang thành
công vào tháng 12 năm 1994 để thành lập một nhà máy xe khách tổ