hợp ở Busan - với nền tảng ủng hộ địa phương của Đảng Tự do Dân
chủ cầm quyền lúc bấy giờ. Tổng thống chấp nhận sự tham gia của
Samsung vào ngành ô tô với mục tiêu thắng cuộc bầu cử Quốc hội
năm 1996, dù quyết định này đã làm sụp đổ giới hạn tối thiểu mà
chính sách doanh nghiệp độc tôn của ông đã thiết lập cho việc tham
gia vào các lĩnh vực không cốt lõi.
Chính cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, cùng với sự thắng cử
chức tổng thống của Kim Dae-jung “cấp tiến” (1998-2003) mới buộc
Hàn Quốc từ bỏ ý tưởng về các hoạt động hoán đổi kinh doanh do nhà
nước môi giới, điều phối và trợ cấp của Park và để giải quyết nguyên
nhân gốc rễ là sự chìm sâu của các tập đoàn chaebol vào các hiểm họa
đạo đức bằng cách xem các cuộc cải cách tài chính, doanh nghiệp và
lao động là các biện pháp tổ hợp tái cấu trúc hệ thống. Nhà nước giờ
đây mang tư duy của nhà làm luật hơn là nhà hiện đại hóa và giám sát
hoạt động tái đánh giá tài sản, phân loại và giãn nợ, bơm vào luồng
vốn lưu động mới, cùng những thay đổi quyền quản lý và sở hữu trong
cả các lĩnh vực tài chính và tổ chức theo một cách chỉ huy kinh tế đặc
trưng của Hàn Quốc, xác định giới hạn trần 200% ở các tỷ lệ nợ-vốn
chủ sở hữu cho chaebol vào tháng 2 năm 1998 thông qua định hướng
hành chính. Đến tháng 7 năm 1999, 19 trong 30 ngân hàng thương mại
ban đầu bị đóng cửa, 26 ngân hàng thương mại sáp nhập thành 12
thông qua M&A và thanh khoản, 18 các công ty đầu tư tín thác cải
tiến còn 4, trong khi đó có thời kỳ chủ nghĩ tích cực về lập pháp phát
triển các cơ chế thoát khỏi thị trường, gồm có một công ty quản lý tài
sản công, các đạo luật phá sản, các thị trường M&A, các luật lệ an
toàn và dỡ bỏ các mức trần pháp lý về sở hữu nước ngoài trong vốn
chủ sở hữu, trái phiếu và các thị trường tiền tệ. Cuộc khủng hoảng hệ
thống dai dẳng rốt cục cũng giải thể Daewoo và chia tách Tập đoàn
Hyundai vào năm 2000, từ đó chôn vùi huyền thoại của Hàn Quốc về
taema pulsa (doanh nghiệp lớn không bao giờ chết) cũng như hy vọng
của giới chóp bu nhà nước về các chương trình hợp lý hóa doanh