gia đình tương đối an toàn của Hàn Quốc, lấy bất động sản làm tài sản
thế chấp. Và với những biến đổi này của chaebol và ngân hàng, Hàn
Quốc xóa bỏ các dạng thức hiểm họa đạo đức tồi tệ nhất nhưng cũng
rời khỏi quỹ đạo siêu tăng trưởng.
Hệ thống chính trị
Trong gần ba thập niên sau cái chết của Park đã diễn ra các cuộc
đấu tranh giữa một nhóm quý tộc chính trị muốn duy trì hệ thống
chính trị mà Park đã tạo ra với những người quyết tâm tạo lập một đất
nước dân chủ và cởi mở hơn. Khi hy vọng của phe đối lập về một
chiến thắng sớm trước chế độ độc tài bị tiêu biến vào tháng 5 năm
1980, năm tiếp theo sau cái chết của Park, bằng cuộc đảo chính quân
sự của Chun Doo-hwan, những người chống đối Chun - và từ đó cả
Park - vẫn bất chấp điều đó để cố gắng xây dựng nền tảng ủng hộ và
tận dụng các cơ hội. Chế độ của Park luôn là trung tâm của tranh cãi
chính trị từ khi Park lật đổ Chang Myon, người được bầu lên dân chủ
vào tháng 5 năm 1961. Cuộc tranh luận lại càng trở nên nóng hơn sau
cái chết của Park.
Khi Park bị ám sát, lực lượng ủng hộ liên minh phát triển độc tài
của Park trước tiên tập hợp lại dưới trướng Kim Jong-pil và sau tháng
5 năm 1980 là Chun Doo-hwan. Họ chi phối bối cảnh chính trị cho
đến tháng 6 năm 1987 khi đột phá dân chủ chấm dứt một cách không
thể cứu vãn khả năng độc quyền quyền lực chính trị của họ. Sự tồn tại
những nhân vật chủ chốt trong thời của Park không có nghĩa là hệ
thống cầm quyền chính trị và các mẫu hình tăng trưởng kinh tế sau
năm 1979 không bị thay đổi bởi các lực lượng dân chủ hóa và toàn cầu
hóa mạnh mẽ. Ba thập niên sau sự tiêu vong của Park, tinh thần cải
cách đã lan rộng dần đến mọi ngõ ngách trong xã hội Hàn Quốc, và hệ
quả đỉnh điểm không gì khác ngoài sự biến đổi hệ thống. Những nhân
vật chính từ kỷ nguyên Park tồn tại được vì họ thích nghi với các lực
lượng dân chủ hóa và toàn cầu hóa bằng cách áp dụng những ý tưởng
mới, mở ra các liên kết mới với xã hội và thử nghiệm các hình thức tổ