Chương 2 cho thấy thất bại của Hoa Kỳ trong việc chuyển đổi các
nguồn lực chính trị, quân sự và kinh tế thành sức mạnh bắt nguồn từ
ba nguyên nhân. Thứ nhất, lợi ích quân sự của Hoa Kỳ ở Hàn Quốc
vốn có vị trí ưu tiên hàng đầu cùng với những khó khăn an ninh trong
công tác bảo vệ phía nam Bán đảo Triều Tiên ở một châu Á mà tư
tưởng của chủ nghĩa cộng sản lan rộng đã không cho phép Hoa Kỳ đe
dọa đến khả năng nắm quyền của Park tại nơi vốn đã có tình hình
chính trị lung lay và bất ổn. Khi vị thế chính trị của Park bị đe dọa thì
Mỹ tin rằng cần phải giảm áp lực chính trị và nếu có thể thì thỏa hiệp
với chính quyền quân sự. Thứ hai, vì tính phức tạp trong những lợi ích
của Hoa Kỳ ở Hàn Quốc, từ việc phòng vệ quân sự đến dân chủ hóa
và phát triển kinh tế, nên luôn có những cơ quan Hoa Kỳ cạnh tranh
lẫn nhau trong việc định hình chính sách ở đất nước này. Nước Mỹ
không phải là một thực thể thống nhất. Ngược lại, sự cạnh tranh lẫn
nhau giữa các cơ quan là một hiện tượng đặc thù ngăn cản đồng minh
lớn nhất của Park đối đầu với ông bằng một chính sách thống nhất.
Thứ ba, để đạt được mục tiêu phòng vệ quân sự, dân chủ hóa và phát
triển kinh tế, nước Mỹ cần sự hợp tác của Park, điều này đã vô hiệu
hóa áp lực từ phía Mỹ.
Ưu tiên và lợi ích của Hoa Kỳ
Vào cuối những năm 1950, chính sách của Mỹ đối với Hàn Quốc
bắt đầu dịch chuyển từ trọng tâm đơn thuần quân sự
tâm liên quan tới chính trị và kinh tế hơn. Kiểm soát quân sự vẫn là
tâm điểm trong chính sách của Mỹ và biện minh cho việc một lượng
lớn binh lính Mỹ đồn trú ở Hàn Quốc, việc phê chuẩn Hiệp định Quốc
phòng chung với Hàn Quốc, và việc hỗ trợ hiện đại hóa lực lượng vũ
trang của nước này, tuy nhiên các quan điểm về cách thức đảm bảo sự
kiểm soát quân sự lại trở nên phức tạp hơn vì các nhà hoạch định
chính sách Hoa Kỳ nhận thức rõ hơn rằng nhiệm vụ này cũng mang
tính chính trị và kinh tế bên cạnh tính quân sự. Cách nhìn nhận này
xuất phát từ sự tăng trưởng kinh tế ấn tượng của Liên Xô trong những