KỲ NỮ HỌ TỐNG - Trang 158

Chương III

THUỶ CHIẾN

hình lình chiến tranh nổ ra. Chiến tranh với chúa Trịnh năm Đinh

Mão (1627), Quý Dậu (1633) bấy giờ chúng tôi còn ở Quảng Nam,
chưa thấy rõ. Chiến tranh năm Quý Mùi (1643) xảy ra, bấy giờ

người Hòa Lan liên quân chúa Trịnh đánh Nam Hà, nhưng rồi kế hoạch bị
hỏng, chúa Trịnh do các con chúa (Trịnh Tráng) là Trịnh Tạc, Trịnh Đệ
cùng đại tướng Trịnh Đào thống lĩnh đại quân vào đánh. Nhưng hải quân
Hà Lan không đến nơi hẹn, quân Trịnh bị bại phải rút về.

Trận năm Giáp Thân (1644) chỉ có hải đội Hà Lan, không có quân

Trịnh, xảy ra trên vùng biển, từ Đà Nẵng ra đến cửa Eo, là trận đánh lớn.
Nguyên do các trận xảy ra có cội rễ sâu xa từ lâu khi người Hà Lan năm
Tân Tỵ (1641) vì những yêu cầu không được thỏa mãn, đã bắt được một
người đầy tớ xứ Đàng Trong ăn cắp đồ vật của thương điếm ở Hội An, liền
tự tiện đem bắn chết. Nhân dân Quảng Nam vùng dậy chống đối kịch liệt.
Quan trấn liền cho vây thương điếm, tịch thu hết đồ đạc, hàng hóa, đốt
cháy. Những đồ vật không cháy như vàng bạc, kim loại thì cho đổ hết ngoài
biển. Bảy người Hà Lan bị giết, hai người khác bị gởi về Ba-ta-vi-a để báo
tin cho công ty Hà Lan biết.

Năm sau Nhâm Ngọ 1642, tàu Hà Lan do thuyền trưởng Vênh (Van

Listvelt) chỉ huy năm chiếc tàu, mang theo nhiều binh sĩ và thuỷ thủ. Một
bộ phận của quân đội này lên bộ, bị quân Việt đánh giết, cả chỉ huy là Vênh
cũng bị hạ sát; quân Hà Lan Lanh Ga (Van Linga) chỉ huy đón bắt hàng
trăm người Việt trên bờ, khai pháo bắn vào các pháo đài quanh Quảng Nam
- Đà Nẵng. Quân ta chống trả. Tàu Hà Lan rút đi. Liền đó năm Quí Mùi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.