KỲ NỮ HỌ TỐNG - Trang 201

Chương I

VÕ CHÚA CỦA NAM HÀ

ỗi thất vọng của chị Tống có thể biến thành tuyệt vọng. Từ ngày Chúa

Hiền lên ngôi, chị không phải đứng trước một cái rào bằng tre, mà là
bức thành bằng sắt, không còn mong mỏi gì thực hiện nổi ý đồ đưa

cậu cả lên ngôi bậc chí tôn.

Chúa Hiền là con người có chí lớn, có nghị lực phi thường chỉ mong

tạo được một công nghiệp kinh thiên động địa vượt cả ông cha. Nhất là sau
trận đánh bại hạm đội Hà Lan, đô đốc Bich (Peak) phải tự sát, rồi tiếp tới
bắt gọn gần như toàn bộ đại quân Chúa Trịnh thì ai ai cũng xem ông là con
người đặc biệt của lịch sử. Biết là đối với cuộc nội chiến, chưa ai đủ sức
thống nhất đất nước dưới danh hiệu nhà Lê mà cả Nam lẫn Bắc đều dựa vào
đó để thanh toán nhau, ông tấn công chiếm bảy huyện Nghệ An để cho nhà
Trịnh biết sức mạnh mà thủ tiêu hẳn chiến tranh. Cuộc hòa bình, dù chỉ tạm
thời, thực sự có cơ sở vững vàng để ông chuyên lo về mặt Nam. Đối với
công nghiệp Lê Thánh Tông để lại khi chia cắt đất nước Chiêm Thành cho
ba vua Chiêm thì về căn bản ông đã đặt các vùng ấy vào bản đồ Quảng
Nam. Khi người Chiêm hưng binh đánh vào Phú Yên. Cũng thời kỳ này,
toàn thể Trung Hoa rung động vì nhà Minh mất, Tàn quân của Dương Ngọn
địch, Hoàng Tiến kéo tới các cửa biển của ta. Nếu ông không có tài điều
động, chế ngự để họ vào khai thác Thuỷ Chân Lạp lập cơ sở cho ta thì đạo
binh ấy thừa sức tự xưng hùng, xưng bá ở vùng đất này, biến nó thành vùng
tự trị đủ sức đối đầu với cả Đại Việt và Cao Miên. Cái cơ mất nước tránh
được một cách tuyệt hảo mà đồng thời cũng từ đây Thuỷ Chân Lạp mới
sang trang của lịch sử.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.