Con người ấy có quá nhiều tham vọng nên nhiều khi trở nên tàn nhẫn
để dẹp hết mọi trở lực kể cả trở lực của các mỹ nữ, giai nhân.
Bấy giờ, Chúa đã nạp vào cung một người con hát xứ Nghệ An, thuộc
loại quốc sắc, thiên hương lại có tiếng hát tuyệt diệu, có thể làm mềm nhũn
lòng người. Chúa còn trẻ và nàng Thị Thừa tóc còn xanh, đêm ngày cứ
quấn quýt nhau như đôi bồ câu, không rời nửa bước. Không một ai nhìn
cuộc ái ân của đôi trai tài gái sắc trẻ trung ấy bằng con mắt nghiêm khắc,
trái lại, còn thầm ước ao. Vả chăng, xứ sở bấy giờ đang ở tình trạng thái
bình, những cuộc yến ẩm với sinh ca, nhã nhạc cũng chỉ là dấu hiệu của:
Thiếp xin muôn kiếp duyên này
Như chim liền cánh, như cây liền cành
Đành muôn kiếp chữ tình làm vậy
Theo kiếp này hơn thấy kiếp sau
Nhưng con người đó không ngủ yên được trong hoan lạc. Một đêm,
sau cuộc vui, trở về phòng riêng lấy sách Quốc ngữ ra đọc, thấy truyện Ngô
Vương Phù Sai vì quá yêu Tây Thi mà thân nhục, nước mất, mối hận ngàn
đời không tan được, Chúa giật mình. Ông đứng dậy, đi đi lại lại suốt một
đêm. Gần sáng ông lại bàn viết, viết một mật chỉ rồi lấy một cái cẩm bào,
nhét mật chỉ vào trong dải áo. Ông gọi Thị Thừa vào bảo nàng mang áo
sang biếu Chưởng dinh Nguyễn Phước Kiều. Đó là một sứ mạng chưa bao
giờ người con hát này được đảm nhận nên lạ lùng ngước mắt nhìn Chúa.
Nhưng Chúa chỉ khoát tay, ra lệnh lên đường rồi quay vào lấy tay áo lau
nước mắt. Chưởng dinh xem mật chiếu, mang đến cho Thị Thừa một chén
rượu, bảo nàng cạn chén. Nàng vâng lời, uống và liền sau đó là những cơn
vật vã xé hết tâm can, cơ thể. Quằn quại một giờ, người con hát xinh đẹp
khó tìm thấy ở trần gian đã thở hơi cuối cùng để thấm thía sâu sắc cái tên
Hiền của Chúa. Tài sắc của nàng quả là tai họa cho sinh mạng nàng để dẫn
tới cái chết lạ lùng, bi thảm. Và cũng từ đây Chúa quyết tâm vượt lên mọi