hiệu, là khởi nguyên của tiết hạnh. Đã mất cái này sẽ không có cái kia. Họ
cũng cho trinh là trinh nguyên, là cái mở đầu cho một vận hội. Họ trả giá rất
cao, cao đến ngạc nhiên để phá trinh một người phải lâm cảnh ngặt nghèo
phải bán mình để gặp “hên” trong việc kinh doanh. Cũng hạng gái này, họ
mua về nước bán cho những người giàu có, cũng đang cùng quan niệm như
thế về đời dưới bóng che chở của Thần Tài.
Ơặ Hội An trước có câu ca dao:
Hội An bán gánh bán lều
Kim Bồng bán cải, Trà Nhiêu bán ....
Đó là thời kỳ còn mới mẻ, nghèo nàn. Còn bây giờ, vẫn câu ca dao
trên đổi lại mấy chữ :
Hội An bán gấm, bán điều
Kim Bồng bán cải, Trà Nhiêu bán ....
Có người nghi sự trong sáng của ngôn ngữ, vẫn đọc trại ra Trà Nhiêu
bán hành. Bán hành cho ai ở chỗ dân tứ xứ tụ họp, đầy những thuỷ thủ,
những tay mại bản, những người Tây phương khoẻ mạnh, xem thú vui xác
thịt cũng chỉ là phương tiện vệ sinh. Họ không ngần ngại tìm kiếm, không
xấu hổ đòi hỏi cả ban ngày, ban mặt cái mà người phương Đông Việt, Tàu,
Nhật ... chỉ dám lén lút nhờ bóng tối che giấu cả suy tư và hành động của
mình .
Tôi tìm Lê Sách để trình bày cho anh sự việc. Anh cũng ngờ là sự tìm
kiếm về hướng đó không phải vô lý. Anh cho gọi một số tay chân tới. Một
người tên Sáu Mạnh bảo tôi nếu muốn tìm thì phải đi ngay. Vì chuyến
thuyền cuối cùng của người Tàu đậu ở Trà Nhiêu đã sắp nhổ neo. Theo anh,
hình như trên thuyền ấy cũng có một cô gái sắp bị bán về Tàu.
Tôi hỏi: Mình không có lệnh cấm à?